5 LÝ DO ĐỂ LÀM CHỦ SỰ IM LẶNG TRONG ĐÀM PHÁN

Với chủ đề "Bí mật của sự im lặng, cùng 9soul tìm hiểu 05 lý do để làm chủ sự im lặng trong đàm phán. Bởi đôi khi trong giao tiếp cần có những khoảng lặng, để mang lại sự thoải mái, hoặc là khoảng nghỉ đợi chờ cho những điều ấn tượng, đặc sắc ở phía sau.

Bí mật của sự im lặng

 

Con hàu mở hoàn toàn lớp vỏ khi trăng tròn. Và nếu cua thấy bất kỳ con nào mở vỏ, nó sẽ ném hòn đá hoặc rong biển vào. Lúc này, hàu không thể khép vỏ lại và cua sẽ ăn thịt chúng. Đó là số phận của kẻ mở miệng quá nhiều để rồi chuốc lấy kết cục bi thảm….

— Leonardo Da Vinci (1452-1519)

 

Nghệ thuật im lặng trong đàm phán có thể là một nước đi đầy khôn khéo, mang lại lợi thế lớn cho người biết nắm giữ nghệ thuật này. Xem ngay bài viết Tầm quan trọng của sự tĩnh lặng trong nghệ thuật để thấy rõ điều này nhé!

Chúng ta đang sống trong một thế giới quá đỗi ồn ào, nơi mà sự im lặng gần như không còn tồn tại – đến mức sự im lặng trở nên khó xử. Vậy nên, xung quanh chúng ta luôn có âm thanh không lúc nào ngơi nghỉ. Chúng ta cũng đang sống trong một thế giới ngày càng thiếu kiên nhẫn. Mặc dù ta có những chiếc xe hiện đại và các công cụ giúp tiết kiệm thời gian.

Bàn riêng về các cuộc đàm phán kinh doanh, có nhiều người luôn cố dẫn đầu các cuộc trò chuyện. Họ làm vậy để chắc chắn rằng có thể đưa ra tất cả các lập luận của bản thân. Họ phản bác bất kỳ lập luận nào hoặc xen vào bất cứ khi nào một người tạm dừng. Họ cảm thấy rằng như vậy là họ có ưu thế.

Bạn có biết, trong nghệ thuật giao tiếp cũng rất cần các khoảng lặng? Tham gia Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để khám phá cách làm chủ cuộc trò chuyện một cách tự nhiên bạn nhé.

Nhưng không phải lúc nào ta cũng nên mở lời đâu. Dưới đây là 5 lý do để sử dụng chiến thuật im lặng trong đàm phán:

 

1. Im lặng là một cách làm đối phương mất ổn định

 

Sự im lặng khiến nhiều người khó chịu. Họ mong đợi những lời nói từ bạn hơn là sự im lặng. Hầu hết mọi người thực sự không thể chống lại sự im lặng.

Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng việc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn xung quanh khiến nhiều người sợ hãi sự im lặng. Những nhà nghiên cứu đã tính toán thời gian cần thiết để sự im lặng trở nên khó chịu: 4 giây!

Con người luôn có nhu cầu phân tích, giải thích và hiểu. Việc thiếu câu trả lời hoặc câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi có thể gây bất ổn. Những câu hỏi như “tại sao anh ấy/cô ấy không nói gì? Anh ấy/cô ấy đang nghĩ gì vậy?” tự nhiên sẽ nhảy vào tâm trí họ

 

2. Im lặng cho bạn cơ hội nhận thêm thông tin và điều chỉnh lời nói

 

Sự im lặng thúc đẩy đối phương lấp đầy khoảng trống, chia sẻ thêm thông tin và giải thích chi tiết hơn.

Càng nói nhiều, một người càng có nguy cơ tiết lộ quá nhiều thông tin. Có thể họ sẽ đưa ra manh mối về chiến lược của mình và dễ phạm sai lầm có lợi cho người nghe. Nghệ sĩ hài người Pháp Pierre Desproges từng nói: “Thà tỏ ra ngu ngốc còn hơn mở miệng ra mà không nghi ngờ gì”. Một khi những lời nói sơ suất được thốt ra, thì đã quá muộn để vãn hồi. Vì thế, hãy cố gắng kiểm soát lời nói tốt hơn.

9soul-blog-mim-cuoi-voi-nhung-nguoi-xung-quanh

Sự im lặng cũng mang lại lợi thế là bạn có thể điều chỉnh lời nói của mình tùy thuộc vào những gì đối tác của bạn tiết lộ. Lợi ích của việc lắng nghe là có thể thu thập thông tin để bổ sung vào chiến lược và cải thiện lập luận của bạn. Im lặng cũng giúp bạn có thời gian “tiêu hóa thông tin” và thích ứng tốt hơn với cuộc thảo luận.

 

3. Sự im lặng cho bạn sức mạnh

 

Robert Green, tác giả cuốn sách 48 quy luật của quyền lực, đã viết: “Quyền lực nhiều khi là một trò chơi của vẻ bề ngoài. Và khi bạn nói ít hơn mức cần thiết, chắc chắn bạn sẽ mang lại cảm giác vĩ đại và quyền lực hơn bình thường.”

Bạn có thể nhận thấy rằng những người lôi cuốn và mạnh mẽ không thích nói nhiều. Tại sao vậy? Bởi vì họ lắng nghe trước, phân tích và lựa chọn lời nói của họ một cách khôn ngoan.

“Hãy im lặng hoặc để lời nói đáng giá hơn sự im lặng” – Pythagoras

Khi ai đó nói quá nhiều có thể tạo ấn tượng rằng họ đang biện minh cho bản thân có cảm giác yếu đuối. Đây có lẽ là lý do tại sao những người quyền lực có xu hướng để cấp dưới của họ nhận xét trước trong các cuộc họp. Việc để mọi người nói trước và đưa ra ý kiến của bạn sau cùng với tất cả các quân bài trong tay có thể mang lại ý nghĩa lớn hơn.

Bạn càng ít nói, bạn càng trông sâu sắc, bí ẩn và mạnh mẽ. Trong tiếng Hy Lạp, bản dịch của “im lặng” là từ “bí ẩn”, có nghĩa là một cái gì đó không được thể hiện hoặc giữ trong im lặng. Sự im lặng ẩn chứa điều bí ẩn, tạo ra sức hút tuyệt vời.

 

4. Sự im lặng tác động đến hiệu quả lời nói của bạn và thu hút sự chú ý

 

“Lời nói đúng có thể hiệu quả, nhưng không lời nào hiệu quả bằng sự tạm dừng đúng lúc” – Mark Twain

Điều quan trọng khi đàm phán là phải tạm dừng để theo dõi hiệu quả câu nói của bạn. Bạn càng tạm dừng nhiều thì đối phương càng có cơ hội tốt hơn để hiểu và phản hồi đúng thông điệp. Nếu bạn dùng lời nói dội vào đầu người nghe, sự chú ý của họ sẽ giảm xuống.

Khoảng lặng giữa các câu giúp bài phát biểu của bạn rõ ràng hơn. Nó giúp người nghe không bị lạc và mất hứng thú. Tuy nhiên, bạn nên linh hoạt thay đổi thời lượng tạm dừng để nhấn mạnh một chủ đề cụ thể.

Sự im lặng cũng có thể giúp thu hút hoặc giành lại nhiều sự chú ý hơn khi ai đó đang cố độc chiếm cuộc trò chuyện. Nó cũng có thể ngăn chặn một cuộc tấn công bằng lời nói và khiến người nói nhận ra rằng hành động của họ là không phù hợp.

Tuy nhiên, việc sử dụng các khoảng dừng và im lặng khác với việc nói không lưu loát và ngập ngừng.

 

5. Sự im lặng giúp bạn làm chủ ngôn ngữ cơ thể của mình

 

Bạn vẫn có thể giao tiếp hiệu quả trong im lặng.

“Từ ngữ là một phần nhỏ của quá trình giao tiếp, chỉ chiếm 7% trong đó. Giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể chiếm phần còn lại” (Albert Mehrabian, Giáo sư tâm lý học danh dự, đại học California Los Angeles).

9soul-blog-nghe-va-quan-sat-xung-quanh

Những người mạnh mẽ không phải lúc nào cũng là những người nói giỏi nhất. Nhưng họ làm chủ được ngôn ngữ cơ thể để thu hút mọi người đến với họ.

Cơ thể bạn sẽ gửi tín hiệu đến người nói và bạn nên kiểm soát các tín hiệu này. “Các tư thế quyền lực có thể ảnh hưởng đến lượng hormone của bạn và giúp bạn được người khác đánh giá tích cực hơn. Nó thậm chí ảnh hưởng đến cách bạn cư xử” (Giáo sư Amy Cuddy, Trường Kinh doanh Harvard)

Như vậy, Im lặng là một công cụ mạnh mẽ trong nhiều hoàn cảnh. Những người mạnh mẽ và những nhà đàm phán giỏi làm chủ nghệ thuật im lặng sẽ là người chiến thắng cuối cùng.

 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé!

Bạn đang muốn nâng cao kỹ năng đàm phán để phục vụ cho công việc và cuộc sống? Tham gia Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để khám phá cách làm chủ cuộc trò chuyện một cách tự nhiên.

 

Bài viết tham khảo tại: The secret art of silence: 5 good reasons to master it in negotiations – Ludovic

Giỏ hàng
Không có sản phẩm trong giỏ hàng!