KHI XẢY RA MÂU THUẪN, NÊN GIẢI HÒA HAY GIẢI TÁN? (PHẦN 2)

Khi ta ở bên ai đó đủ lâu, thì trước sau gì cũng sẽ xảy ra những bất đồng quan điểm. Trong trường hợp bắt buộc, liệu bạn sẽ lựa chọn làm hòa hay giải tán? Ở phần tiếp theo này, 9soul sẽ giới thiệu cho bạn những nguyên tắc cần thiết khi giải quyết vấn đề nếu gặp mâu thuẫn trong mối quan hệ .

Liệu khi mâu thuẫn xảy ra trong một mối quan hệ, chúng ta sẽ chọn tìm cách làm hòa hay “bo-xì-bo” nhau luôn? Trong bài viết ở phần 1, chúng mình đã đồng ý sẽ cố gắng giải hòa thay vì giải tán khi gặp mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Ở bài viết tiếp theo đây, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu các nguyên tắc quan trọng trong khi giải quyết mâu thuẫn.

Cùng xem lại thông tin về 3 bước căn bản cần làm khi muốn giải hòa nhé. 9soul đã chia sẽ ở phần 1 tại bài viết Khi xảy ra mâu thuẫn, nên giải hòa hay giải tán? (P1)

9soul-blog-tu-choi-an-ui

Nhìn nhận lại bản thân

 

Đầu tiên, hãy thành thật tự hỏi: “Chuyện này có bao nhiêu phần trăm là lỗi từ bản thân mình?” Có thể chính mình đã có những kỳ vọng không công bằng, không thực tế đối với người khác. 

Ta mong vợ/chồng/bạn bè đáp ứng mọi nhu cầu cá nhân của mình và sếp đáp ứng mọi nhu cầu về sự nghiệp. Nhưng người khác không bao giờ có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của chúng ta. Đó là lý do tại sao nếu bạn cứ mong đợi nó, bạn sẽ thất vọng và tức giận nhiều lần.

 

Mọi thứ không tự nhiên trở nên tốt hơn

 

Các vấn đề giữa mọi người không tự khắc phục một cách kỳ diệu. Mọi người phải chọn cách tha thứ và sửa chữa những gì sai trái giữa họ bằng cách nói chuyện một cách chân thành và yêu thương.

24-6 (5)

Nguyên tắc giải quyết vấn đề

 

Dưới đây là một số quy tắc để giúp bạn vào thẳng vấn đề chứ không phải dùng để công kích nhau. Những nguyên tắc này có thể hướng bạn đi đến một cuộc trò chuyện rõ ràng và mang tính xây dựng để giải quyết xung đột.

 

1. Nguyên tắc đầu tiên

KHÔNG BAO GIỜ so sánh một người với bất kỳ ai khác. 

Đừng nói những câu như “Con giống mẹ của con quá!” hoặc “Tại sao anh không thể giống như anh ấy?” Những bình luận như thế này chỉ làm đối phương thêm tổn thương và tức giận, khiến xung đột trở nên tồi tệ hơn.

 

2. Quy tắc thứ hai 

KHÔNG BAO GIỜ lên án người khác và đổ lỗi cho họ

Những loại câu nói này thường bắt đầu bằng từ “bạn”, chẳng hạn như “Bạn luôn làm điều này” hoặc “Bạn không bao giờ làm điều đó”.

Và nếu người kia cởi mở để chia sẻ cảm xúc thật của họ, đừng nói: “Bạn không nên cảm thấy như vậy” hoặc “Bạn quá nhạy cảm”. Thay vào đó, hãy chân thành nói với họ rằng bạn xin lỗi và rằng bạn không cố ý làm tổn thương họ để khiến họ cảm thấy như vậy.

 

3. Quy tắc thứ ba 

KHÔNG BAO GIỜ làm cuộc trò chuyện trở nên rối rắm bằng việc đưa ra những vấn đề khác không liên quan. 

Hãy tranh luận một cách bình đẳng và giải quyết từng vấn đề một.

hòa giải mối quan hệ

 

Thực tế là tất cả chúng ta đều cần học cách lắng nghe, giao tiếp và đủ quan tâm để cố gắng đạt được sự cân bằng trong các mối quan hệ. Sẽ không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Vì vậy, ta hãy dành ra vài phút để nhìn nhận lại liệu mình có đang thực sự giải quyết ổn thỏa các mối quan hệ hay không. Để từ đó, ta sẽ sống một cuộc đời chất lượng hơn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show

Bạn có biết, kỹ năng giao tiếp khéo léo đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống? Tham khảo Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để thấu hiểu bản thân và xây dựng mối quan hệ lành mạnh hơn bạn nhé.

 

Bài viết tham khảo tại: Resolve or Dissolve (Part 2) – Samoa

Giỏ hàng
Không có sản phẩm trong giỏ hàng!