NGÁN NGẨM AI CŨNG ĐƯỢC, NHƯNG ĐỪNG NGÁN BẢN THÂN!
Bao nhiêu độc giả đang xem bài viết này đã từng nghe hoặc xem các video Thảnh thơi thương mình của 9show nhỉ? Nếu bạn là người đã từng xem trọn bộ Thảnh thơi thương mình, chắc hẳn sẽ rất quen với câu nói thân thuộc.
Đời cơ bản thảnh thơi mà mình lo sống vội, thương mình còn hổng nổi, làm sao thương lấy người…
Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy cuộc đời mình thật tệ và mình chẳng thể làm gì hết. Nhưng bạn ơi, mình… thương mình thêm một chút nữa, không khó đến vậy đâu. Đây chỉ là một trạng thái tâm lý nhất thời. Hãy dũng cảm đối mặt và biến nó thành động lực phát triển bản thân. Thế giới có thể không đủ kiên nhẫn để hiểu bạn, nhưng không lẽ bạn cũng định từ bỏ để được hiểu chính mình hay sao?
1. Cảm giác vô dụng là gì?
Cảm giác vô dụng thường liên quan đến cảm giác tầm thường của bản thân và gắn liền với sự tuyệt vọng hay tự trách.
Những cảm giác như vậy thường là một triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm, nhưng cũng có thể phát sinh do những việc như bị bỏ rơi, bị lạm dụng, chấn thương hoặc những tình huống khó khăn đe dọa đến ý thức về bản thân của một người.
Cảm giác vô giá trị sẽ gây nên đau khổ đáng kể và gây khó khăn cho hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Bạn sẽ không tìm thấy động lực để theo đuổi mục tiêu của mình, vì bạn không tin vào điều mình làm là đúng. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm cách kiểm soát những cảm xúc khó khăn này và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
2. Nguyên nhân của sự vô dụng
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn phải vật lộn với cảm giác tồi tệ này.
2.1 Tổn thương từ thời thơ ấu
Bạn có thể đã có những trải nghiệm đau buồn ở thời thơ ấu và nó để lại ấn tượng lâu dài. Bị bỏ bê, lạm dụng hay ngược đãi trong thời thơ ấu đều có thể đóng vai trò quái ác trong việc làm bạn chán ghét bản thân. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em bị lạm dụng hoặc thường xuyên bị cha mẹ chỉ trích có thể mang những cảm giác xem thường bản thân khi trưởng thành.
2.2 Xem những điều tồi tệ là lỗi của bạn
Bởi vì bạn đã hình thành suy nghĩ gán những điều tồi tệ với hành động và đặc điểm của bạn, nên chính bạn rất dễ rơi vào tình trạng tự trách bản thân. Điều này cũng làm tăng cảm giác vô dụng trong tinh thần của bạn.
2.3 Một quá khứ bị chỉ trích
Những trải nghiệm tiêu cực khi một người phải đối mặt với sự chỉ trích từ quá nhiều người khác cũng có thể dễ dàng kéo nạn nhân xuống vũng bùn xem thường chính mình.
2.4 Khó khăn khi đối phó với căng thẳng
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến nhận thức của một người về bản thân họ. Khi gặp những vấn đề căng thẳng ví dụ như thất nghiệp, phá sản, ly hôn,…Những ai cảm thấy khó đối phó với căng thẳng sẽ có khả năng cảm thấy bản thân mình vô dụng khi gặp các vấn đề trên.
2.5 Dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tâm thần
Các rối loạn tâm trạng như rối loạn trầm cảm thường được biểu hiện bằng các triệu chứng như xấu hổ, tội lỗi, vô vọng và vô dụng. Những triệu chứng như vậy tạo ra sự đau khổ và gây khó khăn cho việc quản lý các công việc thông thường hàng ngày.
3. Ta có thể làm gì nếu cảm thấy vô dụng?
Nếu bạn đang trải qua cảm giác thấy bản thân mình vô dụng, thì những kinh nghiệm nhỏ dưới đây có thể là phương án khả thi để giúp bạn trở nên tốt hơn.
3.1 Nói chuyện tử tế với chính mình
Những người cảm thấy mình vô dụng thường có suy nghĩ tiêu cực và tự nói chuyện với bản thân một cách tệ hại. Đã đến lúc bạn cần tập trung vào việc đối xử tử tế với bản thân rồi đấy. Khi bạn nhận thấy mình bắt đầu có những lời độc thoại tiêu cực, hãy tìm cách điều chỉnh lại những suy nghĩ đó ngay – tất nhiên là điều chỉnh theo hướng tốt hơn.
Ví dụ, thay vì nghĩ “Tôi ghét bản thân mình” hay “Tôi sẽ không bao giờ làm được”, bạn hãy nói “Tôi có thể làm những việc nhỏ mỗi ngày để cải thiện tốt hơn”.
3.2 Hãy chú ý đến tình huống khi cảm giác này xảy ra
Đôi khi những cảm giác tiêu cực này nảy sinh để phản ứng với một số tình huống, suy nghĩ, trải nghiệm hoặc thậm chí là con người. Hãy bắt đầu chú ý đến tình huống cụ thể xung quanh khi bạn đang nảy sinh cảm giác ngán ngẩm với chính mình.
Một khi hiểu rõ những nguyên nhân tác động đằng sau, bạn có thể tự tin đối mặt với chúng và chống lại cảm giác tồi tệ này.
3.3 Viết một cuốn “nhật ký biết ơn”
Khi bạn đang so sánh cuộc sống của mình với ai đó ngoài kia, cảm giác vô dụng sẽ dễ nảy sinh hơn bao giờ hết. Nhưng thay vì rơi vào cái bẫy chỉ nhìn vào những điểm mà bạn có vẻ còn thiếu sót, hãy cân nhắc viết nhật ký biết ơn – nơi bạn dành một ít thời gian mỗi ngày để suy nghĩ về những điều may mắn trong đời bạn. Việc này không chỉ giúp suy nghĩ của bạn tập trung và điều tích cực, mà còn là “đề kháng” để chống lại con virus so sánh và ghen tị.
3.4 Làm điều gì đó cho người khác
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tham gia vào các hoạt động xã hội như tình nguyện cho cộng đồng hoặc giúp đỡ người gặp khó khăn có thể tạo tác động tích cực đến hạnh phúc của một người. Vậy là giúp đỡ người khác cũng có thể giúp bạn cảm thấy sống có mục đích và ý nghĩa nhiều hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị về cảm xúc và tâm hồn thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Thương mời bạn ghé xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show
9soul chúc bạn sẽ luôn tìm thấy niềm an vui cho tâm hồn, để có thể trao đi nhiều yêu thương và những điều ý nghĩa. Tham gia Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để thấu hiểu bản thân và tạo cho mình nguồn năng lượng tích cực nhé.
Bài viết tham khảo tại: 5 Things to Do If You Are Feeling Worthless – Very well mind