TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ TĨNH LẶNG TRONG NGHỆ THUẬT
Michael David Rosenberg là nhạc sĩ nổi tiếng được biết đến với cái tên Passenger. Ông đã hát thế này:
“Hãy xem tất cả những gì tôi cần là một lời thì thầm trong một thế giới chỉ có tiếng hét.“
Trong các buổi workshop mình hướng dẫn, tôi thấy rằng một trong những vấn đề phổ biến nhất với các bức tranh là chúng cứ hét lên. Hầu hết đều có quá nhiều thứ: Quá nhiều hình khối, quá nhiều họa tiết, quá nhiều màu sắc, quá nhiều đường nét, quá nhiều, quá nhiều… Câu nói cửa miệng của tôi khi đi vòng quanh lớp học để quan sát từng học sinh, đó là “hãy tạo các hình lớn hơn”. Nhưng không chỉ hình dạng lớn hơn, còn phải là những hình thù tĩnh lặng. Mắt của bạn có thể đi đâu và nghỉ ngơi trong bức tranh?
Thế giới của chúng ta là một thế giới ồn ào cả về thị giác và thính giác. Chúng ta sống trong một thế giới la hét, vì người ta sợ im lặng.
Vậy thì khi bước vào thế giới nghệ thuật, mắt của bạn nên tìm thấy sự nghỉ ngơi ở những điểm yên tĩnh của bức tranh.
Tác giả người Ireland – Colm Toibin đã được phỏng vấn trên đài phát thanh CBC. Đó là một cuộc phỏng vấn về cuốn tiểu thuyết năm 2012 của ông, có tên là Di chúc của Mary. Cuộc trò chuyện có phạm vi khá rộng. Tôi rất thích nghe Toibin nói về quá trình viết và tầm quan trọng của sự im lặng trong khi viết. Câu nói khiến tôi tâm đắc nhất là: “Khoảng cách giữa các từ quan trọng hơn bản thân các từ”.
Công việc của một nhà văn là lấy một cái gì đó bình thường và đưa nó vào trong một trạng thái duyên dáng. Chỉ có việc thêm khoảng lặng vào bài viết mới làm được điều này bởi vì khoảng trống bạn để lại sẽ tạo ra thứ gì đó lớn hơn. Một câu chuyện không có khoảng lặng sẽ không có không gian hay chiều sâu, không có nơi nào để cho độc giả bước vào và tạo ra ý nghĩa.
Tương tự như vậy trong âm nhạc, sự tĩnh lặng là rất quan trọng. Nếu bạn bật một số đĩa CD yêu thích của mình, bạn có thể nghe thấy cách những nhạc sĩ giỏi nhất sử dụng sự tĩnh lặng (hay im lặng). Những nhà soạn nhạc tài ba không dàn trải hết ý tưởng và làm xáo trộn trải nghiệm thính giả. Điều này thể hiện ở cách họ cứ lặp đi lặp lại các giai điệu.
Những nghệ sĩ này biết cách truyền đạt ý tưởng của họ một cách rõ ràng. Hãy lắng nghe khoảng trống giữa các cụm từ. Hãy lắng nghe cách một nhạc cụ vang lên khi những nhạc cụ khác lặng đi. Hãy lắng nghe cách các bản độc tấu lấp đầy trải nghiệm của người nghe khi không có sự chen lấn từ các giọng nói khác. Hãy lắng nghe cách sử dụng sự im lặng như một màu sắc chứ không chỉ đơn giản là phông nền vô hồn của các tác phẩm. Sự im lặng, khi được sử dụng hiệu quả, là một màu sắc.
Những hình khối lớn tĩnh lặng trong một bức tranh có thể là nền để những vùng nhỏ có màu sắc tươi sáng hoặc đường nét đẹp đẽ được tôn lên. Người ta không thể nghe thấy nếu mọi phần của bức tranh đều đang hét lên.
Vậy nên, hãy xem xét sự tĩnh lặng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Nếu bạn cần một nơi để thỏa mãn tâm hồn nghệ sĩ bé của mình, hãy ghé thăm chúng mình tại 9show và đăng ký trở thành Nghệ sĩ bé
Bạn có biết, trong nghệ thuật giao tiếp cũng rất cần các khoảng lặng? Tham gia Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để khám phá cách làm chủ cuộc trò chuyện một cách tự nhiên bạn nhé.
Bài viết tham khảo tại: The Importance of Silence in Art – Janice Mason Steeves