TÌM HIỂU VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC

Trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence - EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc (Emotional Quotient - EQ) của mỗi cá nhân. Chắc hẳn các bạn đã được nghe nhiều về chỉ số EQ này. Hôm nay, chúng ta cùng đào sâu hơn những thông tin về trí thông minh cảm xúc nhé. 9soul hi vọng bạn sẽ rút ra cho bản thân nhiều kiến thức hay và mẹo hữu ích thông qua bài viết này.

Có lẽ điều này tất cả chúng ta đều biết. Rằng có những người dù trong công việc hay trong cuộc sống cá nhân, là những người thực sự biết lắng nghe.

Bất kể đang ở trong tình huống nào, dường như họ luôn biết phải nói gì và nói như thế nào. Và việc này là để giúp chúng ta không cảm thấy bị xúc phạm hay khó chịu. Họ ân cần và dành sự quan tâm cho chúng ta. Đến mức ngay cả khi không tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình, chúng ta vẫn cảm thấy hi vọng và lạc quan hơn.

Có những người là bậc thầy trong việc quản lý cảm xúc của họ. Họ không tức giận trong những tình huống căng thẳng. Thay vào đó, họ có khả năng nhìn nhận vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ là những người ra quyết định xuất sắc và họ biết khi nào nên tin vào trực giác của mình.

Tuy nhiên, bất kể điểm mạnh của họ là gì, họ thường sẵn sàng nhìn nhận bản thân một cách trung thực. Họ tiếp thu tốt những lời chỉ trích và họ biết khi nào nên sử dụng nó để cải thiện hiệu suất của mình.

Những người như thế thường có trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) ở mức độ cao. Họ biết rất rõ về bản thân và cũng có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác.

 

Bạn có muốn được trở thành người như vậy?

 

Tham gia Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để khéo léo hơn trong việc điều khiển cảm xúc của mình

Ngày càng có nhiều người phải chấp nhận sự thật này. Rằng trí tuệ cảm xúc cũng quan trọng không kém khả năng kỹ thuật đối với thành công trong sự nghiệp. Các công ty đang ngày càng chú trọng yếu tố này khi họ quyết định tuyển dụng và thăng chức nhân viên.

Ví dụ, một công ty mỹ phẩm lớn gần đây đã sửa đổi quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng của họ. Việc này nhằm chọn ra ứng viên phù hợp dựa trên trí tuệ cảm xúc. Kết quả thật bất ngờ! Trung bình những người được tuyển theo quy trình mới đã bán được nhiều hơn 91.000 USD so với những người bán hàng cũ. Tỉ lệ thay đổi nhân sự cũng thấp hơn đáng kể trong nhóm này vì lí do trí tuệ cảm xúc của họ.

9soul-blog-khoa-hoc-tri-tue-cam-xuc

Trí tuệ cảm xúc của nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cửa hàng

Vậy, trí tuệ cảm xúc chính xác là gì và bạn có thể làm gì để cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình? Câu trả lời bạn cần 9soul sẽ giải đáp ngay ở phần nội dung tiếp theo đây, cùng tiếp tục theo dõi nhé.

 

Trí tuệ cảm xúc là gì?

 

Tất cả chúng ta đều có những tính cách, những mong muốn và nhu cầu khác nhau. Vậy nên ta có những cách thể hiện cảm xúc khác nhau. Vượt qua tất cả những điều này cần sự khéo léo và thông minh – đặc biệt nếu chúng ta hy vọng thành công trong cuộc sống. Đây là lúc trí tuệ cảm xúc trở nên quan trọng.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng bạn nhận ra cảm xúc của mình, hiểu những gì người khác đang nói và nhận ra cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào. Nó cũng liên quan đến nhận thức của bạn về người khác. Bởi khi bạn hiểu cảm giác của họ, điều này giúp bạn quản lý các mối quan hệ hiệu quả hơn.

9soul-blog-tri-tue-cam-xuc-moi-quan-he

Trí tuệ cảm xúc giúp bạn quản lý các mối quan hệ hiệu quả hơn

Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường thành công trong hầu hết mọi việc họ làm. Tại sao? Bởi vì họ là những người mà những người khác muốn có trong nhóm của họ. Khi những người có trí tuệ cảm xúc cao gửi email, họ sẽ được trả lời. Khi cần giúp đỡ, họ sẽ được ưu tiên. Bởi vì tạo được thiện cảm với người khác, cuộc sống của họ sẽ dễ dàng hơn nhiều so với những người hay tức giận hoặc khó chịu.

 

Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc

 

Một cuốn sách có tựa đề Trí tuệ cảm xúc – Tại sao nó có thể quan trọng hơn IQ năm 1995 do Daniel Goleman viết. Ông là một nhà tâm lý học người Mỹ, đã phát triển một khuôn khổ gồm 5 yếu tố xác định trí tuệ cảm xúc:

 

1. Tự nhận thức

 

Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường biết tự nhận thức. Họ hiểu cảm xúc của mình và vì điều này, họ không để cảm xúc chi phối mình. Họ tự tin – bởi vì họ tin vào trực giác của mình và không để cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát.

Họ cũng sẵn sàng nhìn nhận bản thân một cách trung thực. Họ biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, và họ lưu ý những điểm này để có thể thực hiện công việc tốt hơn. Nhiều người tin rằng khả năng tự nhận thức này là phần quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc.

 

2. Tự điều chỉnh

 

Đây là khả năng kiểm soát cảm xúc và sự bốc đồng. Những người biết tự điều chỉnh thường không cho phép mình trở nên quá tức giận, và họ không đưa ra những quyết định bốc đồng, bất cẩn. Họ suy nghĩ kĩ trước khi hành động. Đặc điểm của khả năng tự điều chỉnh là sự chu đáo, thoải mái với sự thay đổi, tính chính trực và khả năng từ chối dứt khoát

 

3. Động lực

 

Những người có trí tuệ cảm xúc ở mức độ cao thường có động lực lớn. Họ sẵn sàng xem nhẹ kết quả trước mắt để đạt được thành công lâu dài. Họ có năng suất cao, thích thử thách và làm bất cứ việc gì cũng mang lại hiệu quả cao.

 

4. Đồng cảm

 

Đây có lẽ là yếu tố quan trọng xếp thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Đồng cảm là khả năng xác định và hiểu mong muốn, nhu cầu và quan điểm của những người xung quanh bạn.

Những người có sự đồng cảm rất giỏi trong việc nhận ra cảm xúc của người khác, ngay cả khi những cảm xúc đó có thể không rõ ràng.

Kết quả là, những người biết đồng cảm thường xuất sắc trong việc quản lý các mối quan hệ, lắng nghe và quan hệ với người khác. Họ không hề rập khuôn và phán xét quá nhanh. Họ cũng sống cuộc đời của mình một cách rất cởi mở, trung thực.

 

5. Kỹ năng xã hội

 

Đặc điểm dễ nói chuyện và có kỹ năng xã hội tốt cũng là một dấu hiệu khác của trí tuệ cảm xúc cao. Những người có kỹ năng xã hội tốt thường là những người chơi theo nhóm. Thay vì tập trung vào thành công của bản thân trước tiên, họ lại giúp người khác phát triển và tỏa sáng.

Bên cạnh đó, họ cũng là người có thể hòa giải các tranh chấp. Họ có kỹ năng giao tiếp xuất sắc và là bậc thầy trong việc xây dựng cũng như duy trì các mối quan hệ.

Như bạn đã thấy, trí tuệ cảm xúc có thể là chìa khóa dẫn đến thành công trong cuộc sống của bạn. Khả năng quản lý con người và các mối quan hệ là rất quan trọng đối với tất cả các nhà lãnh đạo. Vì vậy, việc phát triển và sử dụng trí tuệ cảm xúc có thể là một cách hay để cho người khác thấy tố chất lãnh đạo bên trong bạn.

9soul-blog-tri-tue-cam-xuc-ky-nang-lanh-dao

Trí thông minh cảm xúc là kỹ năng cần thiết của nhà lãnh đạo

 

Cách cải thiện trí tuệ cảm xúc của bạn

 

Tin vui là trí tuệ cảm xúc có thể học được và phát triển. Cùng với việc rèn luyện các kỹ năng của bạn trong năm lĩnh vực trên, bạn hãy sử dụng các chiến lược sau:

 

1. Quan sát cách bạn phản ứng với mọi người

 

Bạn có vội vàng phán xét trước khi biết tất cả sự thật không? Liệu bạn có phải là một người rập khuôn? Hãy thành thật nhìn vào cách bạn suy nghĩ và tương tác với người xung quanh. Cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác, cởi mở hơn và chấp nhận quan điểm cũng như nhu cầu của họ.

 

2. Nhìn vào môi trường làm việc của bạn

 

Bạn có đang tìm kiếm sự chú ý cho thành tích của chính mình? Khiêm tốn có thể là một phẩm chất tuyệt vời nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nhút nhát hay thiếu tự tin. Khi bạn thực hành sự khiêm tốn, bạn biết rõ những gì bạn đã làm và có thể yên tâm về điều đó. Hãy cho người khác cơ hội để tỏa sáng – tập trung vào họ và đừng quá lo lắng về việc nhận được lời khen cho bản thân.

 

3. Tự đánh giá

 

Hãy thử làm một bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc. Điểm yếu của bạn là gì? Bạn có sẵn sàng chấp nhận điểm yếu và có thể làm việc trong các lĩnh vực khác để trở thành phiên bản tốt hơn không? Hãy can đảm nhìn nhận bản thân một cách trung thực – điều này có thể thay đổi cuộc đời bạn.

9soul-blog-tu-danh-gia-ban-than

Tự đánh giá bản thân là một cách hay để kiểm tra trí tuệ cảm xúc của bạn

 

4. Kiểm tra cách bạn phản ứng với các tình huống căng thẳng

 

Bạn có trở nên khó chịu mỗi khi có sự chậm trễ hoặc có điều gì xảy ra ngoài sự kiểm soát của bạn không?

Bạn có đổ lỗi cho người khác hay trở nên tức giận với họ, ngay cả khi đó không phải là lỗi của họ?

Khả năng giữ bình tĩnh và kiểm soát trong các tình huống khó khăn luôn được đánh giá cao – cho dù là ở trong hay ngoài môi trường công việc. Hãy kiểm soát cảm xúc của bạn cho dù mọi thứ có đi sai hướng.

 

5. Chịu trách nhiệm cho hành động của bạn

 

Nếu bạn làm tổn thương cảm xúc của ai đó, hãy xin lỗi trực tiếp! Đừng bỏ qua những gì bạn đã làm hoặc tránh mặt người đó. Mọi người thường sẵn sàng tha thứ và quên đi nếu bạn thực sự nỗ lực để làm cho mọi thứ trở nên đúng đắn.

 

6. Kiểm tra xem hành động của bạn sẽ ảnh hưởng gì đến người khác trước khi bạn thực hiện nó

 

Nếu quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng đến người khác, hãy đặt mình vào vị trí của họ. Họ sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn làm điều này? Bạn có muốn trải nghiệm đó không? Nếu bạn phải hành động, làm thế nào bạn có thể giúp người khác đối phó với các tác động?

 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show

Trên đây là những kiến thức cơ bản về khái niệm trí tuệ cảm xúc. Tham khảo ngay Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để được hướng dẫn quản lý cảm xúc một cách thật thú vị bạn nhé.

 

Bài viết tham khảo tại: Emotional Intelligence – MindTools

 

Giỏ hàng
Không có sản phẩm trong giỏ hàng!