Kiểm soát cảm xúc để tránh rối loạn tâm lý và trầm cảm

Cuộc sống hiện đại đầy căng thẳng và áp lực dẫn đến các trường hợp rối loạn tâm lý và trầm cảm ngày càng trở nên phổ biến. Tình trạng này có thể khiến cho cảm xúc của chúng ta trở nên không ổn định và gây ra nhiều vấn đề tâm lý khác nhau, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Để tránh những vấn đề này, việc kiểm soát cảm xúc của bản thân là rất quan trọng. Cùng 9soul tìm hiểu về các triệu chứng bệnh lý và học cách kiểm soát cảm xúc để phòng tránh rối loạn tâm lý và trầm cảm thông qua bài viết sau đây nhé.

Hãy bắt đầu tìm hiểu mọi vấn đề từ gốc rễ dựa trên những khái niệm, định nghĩa của những bệnh lý này. Thật ra “rối loạn tâm lý” và “trầm cảm” hoàn toàn là những bệnh lý khác nhau đấy!

 

Rối loạn tâm lý là gì? 

 

Rối loạn tâm lý là một hội chứng gồm hàng loạt những vấn đề sức khoẻ tâm thần – tâm lý, cụ thể là:

  • Các rối loạn thay đổi theo chiều hướng xấu về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.
  • Các rối loạn có yếu tố tâm lý bao gồm rối loạn lo lắng, rối loạn sợ hãi và trầm cảm, rối loạn lưỡng cực cùng một số chứng bệnh tâm lý khác.
  • Các rối loạn thiên về yếu tố tâm thần làm cho người bệnh bị hạn chế khả năng suy nghĩ và tư duy sai lệch. Ví dụ như ảo giác hay hoang tưởng. Trong thực tế, rối loạn tâm thần phân liệt là một hình dung thường gặp nhất về chứng rối loạn có yếu tố tâm thần.

 

Nếu những triệu chứng trên chỉ đơn giản xuất hiện khi bạn quá căng thẳng (stress) thì đây chưa thật sự được xem là bệnh lý. Nhưng nếu bạn gặp phải hàng loạt các triệu chứng chúng mình liệt kê ở trên và nó kéo dài, lặp lại làm tổn hại đến chất lượng đời sống của bạn thì đây có thể chính là bệnh rối loạn tâm lý.

9soul-blog-roi-loan-tam-ly

 

Trầm cảm là gì?

 

Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng nguy hiểm và có khả năng tiến triển. Nó gây ra cảm giác buồn bã, mất phương hướng, thiếu động lực sống và tự ti về bản thân. Từ mức độ nhẹ đến trung bình, bệnh xảy ra với các triệu chứng lãnh đạm, chán ăn, khó ngủ, lòng tự trọng thấp, mệt mỏi nhẹ và còn có thể tiến triển nặng hơn.

 

Trầm cảm đều có thể xảy ra ở tất cả mọi người (mọi giới và mọi lứa tuổi), tuy nhiên theo nghiên cứu thống kê hàng năm trên thế giới rằng: trầm cảm ở phụ nữ phổ biến hơn trầm cảm ở nam giới.

 

Trước độ tuổi thiếu niên, nguy cơ mắc trầm cảm ở nữ và nam là tương đương nhau. Bước vào tuổi dậy thì, nguy cơ trầm cảm ở nữ tăng gấp đôi so với nam.

9soul-blog-tam-ly-cam-xuc

Một số chuyên gia cho rằng tỷ lệ mắc trầm cảm cao ở nữ giới có liên quan đến sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong suốt cuộc đời, đặc biệt là các giai đoạn thay đổi nồng độ rõ ràng nhất như dậy thì, mang thai, mãn kinh, sinh con.

Ngoài ra, lượng hormone dao động theo chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng có thể góp phần gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hoặc rối loạn tiền kinh nguyệt nghiêm trọng (PMDD). Đây là những chứng bệnh có nguyên nhân liên quan đến trầm cảm, lo lắng và thay đổi tâm trạng xảy ra ở tuần trước hành kinh và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

 

Bởi vậy nên trầm cảm ở phụ nữ cũng có nhiều điểm khác với trầm cảm ở nam giới.

 

Trầm cảm ở phụ nữ thường xảy ra sớm hơn, kéo dài hơn, khả năng tái phát cao hơn nam giới. Nó thường gây ra bởi trạng thái căng thẳng kéo dài và nhạy cảm với những thay đổi cảm xúc theo mùa.

Phụ nữ bị trầm cảm thường trải qua cảm giác tội lỗi, cố gắng tự tử nhiều hơn nam giới, mặc dù trên thực tế tỷ lệ tự tự ở nữ thấp hơn so với nam.

Nguyên nhân mắc trầm cảm thường liên quan đến rối loạn lo âu, đặc biệt là các triệu chứng hoảng loạn, ám ảnh và rối loạn ăn uống.

Các triệu chứng trầm cảm bao gồm:

  • Tâm trạng buồn bã, lo lắng, bồn chồn, cáu kỉnh, dễ nổi nóng.
  • Cảm giác “trống rỗng”, cảm giác cô đơn, cảm giác bị bỏ rơi.
  • Thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực và khóc nhiều
  • Mất hứng thú, niềm vui trong các hoạt động sống, kể cả công việc, sở thích, đam mê hay tình dục.
  • Cảm giác tội lỗi, bất lực, thiếu niềm tin vào cuộc sống, tự ti về bản thân.

9soul-blog-suy-nghi-nhieu

 

06 cách kiểm soát cảm xúc tránh rối loạn tâm lý và trầm cảm

 

Tâm lý bất ổn và rối loạn tâm lý là các vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại khi mà áp lực từ công việc, gia đình và xã hội ngày càng tăng cao. Những căng thẳng và khó khăn này có thể khiến cho cảm xúc của chúng ta trở nên không ổn định và khó kiểm soát. Điều này khiến cho tâm trạng của chúng ta dễ dàng rơi vào trạng thái chán nản và cảm giác bị bỏ rơi. Và nếu không được xử lý đúng cách, chúng ta có thể rơi vào trầm cảm vì cô đơn.

Vì vậy, việc kiểm soát cảm xúc của bản thân là rất quan trọng để giữ cho tâm trạng của chúng ta ổn định, tránh các vấn đề tâm lý bất ổn, rối loạn tâm lý và trầm cảm. Dưới đây là một số cách đơn giản để kiểm soát cảm xúc của bản thân.

 

1. Nhận ra cảm xúc của bản thân

 

Việc nhận ra và định vị chính xác cảm xúc của bản thân là bước đầu tiên trong việc kiểm soát chúng. Hãy tập trung vào cảm xúc của mình và nhận thức rõ ràng về nó. Đừng che giấu hoặc từ chối cảm xúc của mình, hãy chấp nhận nó và tìm hiểu cách để xử lý nó.

 

2. Tập trung vào thở và cảm nhận cơ thể

 

Khi bị áp lực và căng thẳng, hãy tập trung vào thở và cảm nhận cơ thể của mình. Những động tác tập thở và yoga có thể giúp bạn thư giãn và giảm stress.

 

3. Hãy tìm kiếm hỗ trợ

 

Nếu bạn cảm thấy khó kiểm soát cảm xúc của mình, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân hoặc các chuyên gia tâm lý học. Họ có thể giúp bạn tìm ra cách để giải quyết và xử lý các vấn đề tâm lý.

 

4. Tìm cách giải tỏa cảm xúc

 

Hãy tìm cách giải tỏa cảm xúc của mình một cách tích cực. Đi ra ngoài, tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động giải trí như đọc sách, xem phim hoặc nghe nhạc là những cách tốt để giải tỏa căng thẳng.

 

5. Học cách đặt mục tiêu

 

Việc đặt mục tiêu và tập trung vào chúng có thể giúp bạn tập trung và giảm stress. Hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ và cố gắng hoàn thành chúng một cách có kế hoạch.

 

6. Hãy tận hưởng cuộc sống

 

Cuộc sống là quá trình liên tục và chúng ta không bao giờ biết chính xác điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Hãy tận hưởng cuộc sống, trân trọng những điều đơn giản như hơi thở, thức ăn và người thân yêu của mình.

9soul-blog-hanh-phuc-noi-tam-hon

 

Trên đây là một số cách đơn giản để kiểm soát cảm xúc của bản thân và tránh rối loạn tâm lý và trầm cảm. Hãy tìm ra những cách phù hợp với bản thân và luôn chú ý chăm sóc sức khỏe tâm lý của chính mình!

 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức thú vị hơn nữa về chủ đề quản lý cảm xúc và chữa lành tâm hồn thông qua các bài viết chuyên mục Nuôi dưỡng tâm hồn nhé!

Bạn muốn rèn luyện kỹ năng suy nghĩ và phân tích vấn đề logic hơn? Tham khảo Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để cùng nhau học cách hệ thống hóa tư duy thật vui vẻ và hiệu quả nhé.

Giỏ hàng
Không có sản phẩm trong giỏ hàng!