PHẦN 1: ĐẶT KỲ VỌNG HỢP LÝ VỚI BẢN THÂN
Kỳ vọng của bản thân có thể mang lại sự rõ ràng, phương hướng và trách nhiệm. Những kỳ vọng này phải thực tế và tập trung vào các mục tiêu dài hạn của bạn.
Nhược điểm của sự kỳ vọng vào bản thân là chúng có thể dẫn đến sự né tránh, nhầm lẫn hoặc sợ hãi. Nếu không có những cách tích cực để thiết lập và duy trì kỳ vọng, bạn có thể gặp phải những trở ngại ngăn cản bạn hoàn thành mục tiêu của mình.
Mặc dù đôi khi những kỳ vọng có thể khó quản lý, nhưng chúng giúp bạn vươn đến thành công. Bạn sẽ biết phải phấn đấu vì điều gì và luôn ghi nhớ mục tiêu của mình.
Kinh nghiệm khi đặt kỳ vọng cho bản thân
Khi đặt kỳ vọng cho bản thân, điều căn bản là phải thực tế. Bạn có thể tự chuốc lấy thất bại nếu cứ “đi trên mây”. Hãy xem xét các kinh nghiệm sau để đặt ra những kỳ vọng phù hợp và giúp bạn đạt được mục tiêu một cách vui vẻ, hiệu quả.
1. Xác định kỳ vọng sớm
Khi xác định được kỳ vọng của bản thân từ sớm, bạn sẽ biết mình nên đi theo hướng nào. Nó cũng thiết lập tốc độ và nỗ lực sáng tạo của bạn đồng thời giúp bạn ý thức hơn về trách nhiệm.
Bạn có thể dành chút thời gian để suy nghĩ về những gì bạn muốn cho bản thân và cuộc sống của mình. Sau đó, cân nhắc xây dựng kỳ vọng của bản thân xung quanh những gì bạn muốn từ cuộc sống.
2. Học cách buông bỏ
Khi bạn không đạt được kỳ vọng của mình thì rất dẫn đến cảm giác tiêu cực. Hãy nhớ rằng một khi chuyện không mong muốn này xảy ra, buông tay có thể giúp bạn tập trung lại và một lần nữa đạt được mục tiêu của mình.
Buông bỏ không có nghĩa là bạn nên phớt lờ cảm xúc của mình. Thay vào đó, bạn nên thừa nhận cảm xúc của mình, dù cho nó có tiêu cực và đau khổ thế nào đi chăng nữa. Mọi thứ đều bắt nguồn tự sự chấp nhận tình huống thực tế, và rồi bạn sẽ vượt qua, cảm thấy thất bại đó cũng là điều bình thường trong cuộc sống. Lúc này, tư duy của bạn sẽ thả lỏng và buông ra dần dần, cho đến lúc bạn lại thấy thảnh thơi trong tâm hồn.
Bạn cũng nên luyện cho mình một lối suy nghĩ buông bỏ kỳ vọng đối với người khác. Bởi vì chúng ta chỉ có thể tự kiểm soát chính mình chứ không thể kiểm soát bất kỳ ai khác. Và đó cũng là điều hết sức bình thường, bạn hãy nhớ nhé!
3. Tự nói chuyện tích cực với chính mình
Khi đặt kỳ vọng cho bản thân, bạn có thể xem xét cách bạn nói chuyện với chính mình. Nếu suy nghĩ và lời độc thoại của bạn liên quan đến nhận xét tiêu cực, nó có thể cản trở khả năng hoàn thành mục tiêu của bạn.
Suy nghĩ của bạn có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hoặc khiến bạn thất vọng. Nếu bạn gặp phải tình trạng tự độc thoại tiêu cực, hãy thử thay đổi suy nghĩ của mình. Và sau đó, diễn đạt lại quá trình suy nghĩ bất lợi đó bằng ý chí tích cực hơn.
Bạn cũng có thể cân nhắc viết nhật ký khi những lời độc thoại tiêu cực len lỏi vào bản thân. Viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của bạn, cho bản thân thời gian để kiểm tra lời nói của mình. Nhờ cuốn nhật ký, bạn còn có thể theo dõi tiến trình và mục tiêu của mình.
Hãy luôn dành cho mình những lời khẳng định tích cực bạn nhé! Vì chỉ có bản thân mới là người bạn thân thiết nhất của bạn thôi!
4. Cho bản thân thời gian và sự duyên dáng
Mặc dù việc đặt ra thời hạn là tốt, nhưng vẫn có những thất bại. Bạn có thể không hoàn thành mục tiêu của mình trong khung thời gian đã lên kế hoạch và điều đó không sao cả.
Cho bản thân thời gian để bạn đạt được mục tiêu và sống theo mong đợi của mình mà không bị kiệt sức.
Cảm giác thất vọng có thể khiến bạn cảm thấy mình nên đi nhanh hơn và làm việc chăm chỉ hơn. Nhưng đó không phải là một kế hoạch hay ho để ứng dụng vào thực tế.
Hy sinh thời gian nghỉ ngơi và giải trí có thể không phải lựa chọn tốt như bạn nghĩ đâu. Nó chỉ góp phần cản trở những kỳ vọng về bản thân và cuộc sống của bạn.
5. Tập trung vào những gì bạn đã hoàn thành
Khi điều không như ý xảy ra, những cảm xúc như thất vọng với bản thân sẽ khiến bạn dễ dần đến càng nhiều quyết định sai lầm.
Lúc đó, bạn có thể nghĩ về những gì bản thân đã đạt được, giúp bạn giữ mọi thứ trong tầm nhìn. Nó có thể giúp bạn tìm thấy niềm vui trong những gì bạn làm, biết rằng bạn đã phát triển trong suốt chặng đường.
6. Trân trọng những gì bạn đã có
Khi đặt kỳ vọng cho bản thân, bạn có thể tập trung vào việc đánh giá cao những gì bạn đã có. Thay vì nghĩ về những gì bạn muốn, bạn có thể xem xét những điều bạn đang yêu thích ngay bây giờ.
Chỉ tập trung vào những gì bạn muốn có thể khiến bạn quên đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống, phá vỡ hạnh phúc của bạn.
Nếu bạn không dừng lại để trân trọng những gì mình đang có, bạn có nguy cơ bỏ lỡ mất thời gian cho sở thích, bạn bè và những người thân yêu cũng như những niềm vui nhỏ trong cuộc sống.
7. Xây dựng sự tự tin
Tự tin có thể giúp bạn vượt qua thử thách một cách tích cực. Nó sẽ giúp bạn đặt ra những kỳ vọng thực tế khi bạn nhận ra những gì bạn xứng đáng và có khả năng.
Phần trăm đạt được kỳ vọng cũng tăng lên đáng kể khi bạn cảm thấy tự tin. Nó có thể giúp bạn theo đuổi đam mê, hoàn thành những kỳ vọng mà bạn đặt ra cho cuộc sống của mình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức thú vị hơn nữa về chủ đề tâm hồn và giao tiếp thông qua các bài viết chuyên mục Nuôi dưỡng tâm hồn nhé!
Bạn thường dễ rơi vào tình trạng thất vọng vì đã không đủ hiểu bản thân? Tham khảo ngay Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để hiểu chính mình và phát triển bản thân hơn.
Bài viết tham khảo tại: Self Expectations: 7 Suggestions for Setting Realistic Expectations – Psychcentral