ĐỐI XỬ TÔN TRỌNG VỚI ĐỒNG NGHIỆP
Việc nuôi dưỡng văn hóa tôn trọng lẫn nhau tại nơi làm việc rất quan trọng. Điều này sẽ tạo nên nhiều ích lợi cho cả nhân viên lẫn sự phát triển của công ty.
Khi tìm việc làm hoặc bắt đầu một công việc mới, bạn có thể được nêu gương là người luôn cố gắng đối xử tôn trọng với người khác. Bạn có thể giới thiệu đây là ưu điểm bản thân và thể hiện nó khi tham gia phỏng vấn hay tương tác lần đầu tiên với đồng nghiệp mới.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về một số nguyên tắc để đối xử với mọi người một cách tôn trọng và lịch sự.
Sự tôn trọng và nhân quyền ở nơi làm việc trông như thế nào?
Tôn trọng là cảm xúc ngưỡng mộ và quý trọng người khác. Còn nhân quyền là niềm tin rằng tất cả con người đều có giá trị vốn có và xứng đáng có các quyền cơ bản để được đối xử công bằng.
Khi tìm cách cùng áp dụng hai khái niệm này tại nơi làm việc, bạn sẽ thể hiện được sự tôn trọng với những đồng nghiệp. Bên cạnh đó, bạn sẽ tìm cách thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với những người khác để mang lại sự tích cực và năng suất cho văn phòng. Đồng thời, bạn cũng giúp từng thành viên trong nhóm hoàn thành sứ mệnh của họ trong công ty.
Làm thế nào để đối xử với người khác thật tôn trọng và nhân quyền?
Phần lớn thời gian trong tuần bạn sẽ dùng để tương tác với đồng nghiệp. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn đối xử tôn trọng với đồng nghiệp.
1. Thừa nhận nhân quyền cơ bản của mỗi người
Khái niệm về nhân quyền của con người nói rằng con người vốn dĩ phải được coi trọng bất kể địa vị hay hoàn cảnh nào. Nếu bạn có thể ý thức về giá trị này, điều đó có thể giúp ảnh hưởng đến thái độ tích cực của bạn ngay từ đầu.
2. Đồng cảm với hoàn cảnh sống của mỗi người
Thừa nhận nhân quyền là bước đầu tiên để có sự đồng cảm với người khác. Đồng cảm là khả năng để hiểu người khác bằng cách đặt mình trong hoàn cảnh của họ. Nó cho phép bạn cảm nhận được niềm vui hay nỗi buồn của họ và chân thành chúc mừng hoặc đề nghị giúp đỡ hay hỗ trợ.
Để thực sự đồng cảm, hãy xem xét các gợi ý sau:
- Suy nghĩ về hành vi gần đây của đồng nghiệp của bạn.
- Tự hỏi xem họ có vẻ lo lắng, căng thẳng hoặc hành động khác với bình thường không.
- Cố gắng xác định xem bạn có làm bất cứ điều gì khiến họ bận lòng hay không.
- Hãy chân thành xin lỗi nếu thực sự bạn đã gây ra vấn đề cho họ.
Bạn có thể hỏi xem họ có muốn nói chuyện không. Và nếu họ đồng ý, hãy rèn luyện thật tốt kỹ năng lắng nghe. Kể cả các kỹ năng giao tiếp bằng mắt và không ngắt lời bằng lời khuyên hoặc câu chuyện của riêng bạn.
Bạn có biết, muốn giao tiếp tốt thì khả năng thấu cảm là rất quan trọng? Tham khảo Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc, để tạo nên những cuộc trò chuyện có ý nghĩa.
3. Lắng nghe và khuyến khích ý kiến của nhau
Đặc biệt là trong lúc brainstorm khi bắt đầu dự án hoặc các cuộc họp đánh giá giữa dự án. Mọi người sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn nếu các thành viên khác trong nhóm lắng nghe ý kiến và thừa nhận giá trị của họ.
Các văn phòng bao gồm những người có đủ loại tính cách và một số ít có khả năng nói lên ý kiến của mình trong một nhóm lớn. Những người khác có thể chiếm ưu thế trong một cuộc họp với rất nhiều ý tưởng. Và thật đáng để nhận ra rằng tất cả các loại phương pháp tiếp cận đều có giá trị.
Đôi khi, việc cho phép mọi người giải thích cách họ thích làm việc sẽ vô cùng hữu ích. Đôi khi trong các cuộc họp, một đồng nghiệp thường im lặng trong lúc những người khác đang lên tiếng. Bạn có thể cho người đó cơ hội đưa ra ý kiến của họ sau trong một cuộc trò chuyện riêng tư hoặc qua email.
Nếu không hỏi, bạn sẽ dễ cho rằng họ không quan tâm trong khi họ có thể chỉ nhút nhát hoặc trầm tính hơn trong môi trường làm nhóm. Sự tôn trọng sẽ giúp mọi người có cơ hội đóng góp theo cách mà họ cảm thấy thoải mái nhất.
4. Xác nhận những đóng góp của người khác
Phần lớn những gì mọi người đóng góp cho công việc đều được phát triển bởi kinh nghiệm chuyên môn. Và việc suy nghĩ kỹ càng thì lại xuất phát từ quá trình động não của họ. Việc xác nhận trực tiếp hoặc bằng văn bản sẽ hiệu quả hơn. Nó giúp mọi người cảm thấy rằng các ý kiến chuyên môn của họ có giá trị và tự hào khi được đóng góp vào sự thành công của dự án.
Những lời khen ngợi và thừa nhận cụ thể thường có sức mạnh hơn những điều mơ hồ. Thay vì gửi một email có nội dung: “Cuộc họp hôm nay làm tốt lắm!”. Bạn có thể cân nhắc ghé qua phòng hay đến bàn làm việc của họ và góp ý điều gì đó.
Chẳng hạn như: “Đề án mà bạn trình bày trong cuộc họp hôm nay đã giúp tôi thấy rõ hơn một số khía cạnh của dự án. Bạn rất tài năng trong việc giúp tất cả chúng ta làm việc có tổ chức hơn. Cảm ơn vì sự đóng góp đó.”
Trong ví dụ này, bạn đã xác nhận thời gian tâm huyết người đó bỏ ra cho công việc của họ. Không những thế, bạn đã chỉ ra một tài năng của họ. Cả hai điều này đều có thể khiến ai đó cảm thấy mình quan trọng và hữu ích.
5. Tránh một buổi “ngồi lê đôi mách”, chọc ghẹo và các hành vi thiếu chuyên nghiệp khác
Để khuyến khích sự hợp tác và tôn trọng giữa các đồng nghiệp, tốt nhất là tránh ngồi lê đôi mách dưới bất kỳ hình thức nào. Ngay cả khi điều đó có vẻ vô hại đối với bạn cũng thế.
Bạn cần thể hiện sự tôn trọng bằng cách không thảo luận về các tình huống hoặc hành vi của người khác.
Tương tự như vậy, việc trêu chọc, nói đùa hoặc đặt biệt danh quá nhiều có thể không thoải mái với tất cả mọi người. Ngay cả khi bạn cảm thấy đó là trò vui vô hại, tốt nhất bạn nên tôn trọng ranh giới của người khác. Tìm hiểu cách để khuyến khích đồng nghiệp một cách chuyên nghiệp. Tránh tỏ ra quá quen thuộc với cuộc sống cá nhân của người khác để họ có thể duy trì sự riêng tư về mặt nghề nghiệp.
6. Bắt chước hành động của người mà bạn cho là tôn trọng
Trong suốt sự nghiệp của mình, rất có thể bạn sẽ gặp được những người cố vấn hoặc đồng nghiệp có hành động mà bạn ngưỡng mộ. Hãy nghĩ về những tấm gương tốt đó, viết ra và học hỏi. Bạn có thể chọn viết ra những trường hợp hoặc hành động mà bạn thấy họ thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.
Nếu bạn vẫn còn giữ liên hệ với người đó, có thể hỏi xem họ đã phát triển đặc điểm đó như thế nào. Hoặc hỏi họ đã học được gì về việc thể hiện sự tôn trọng tại nơi làm việc. Bạn có thể sẽ rất tôn trọng người cố vấn của mình. Và những cảm xúc đó có thể dạy cho bạn thấy cách đối xử với đồng nghiệp một cách tự nhiên.
7. Tuân thủ các chính sách và thủ tục của cấp trên
Hãy cam kết bản thân trở thành một người trung thực và có đạo đức. Việc tuân theo các quy tắc và chính sách một cách chính xác cho thấy bạn tôn trọng toàn bộ tổ chức. Nó là tấm gương tốt cho bất kỳ ai làm việc với bạn.
Bạn có thể bày tỏ, thể hiện sự tôn trọng đó bằng nhiều cách. Ví dụ như: tuân thủ các thỏa thuận bảo mật, làm việc hiệu quả trong thời gian yêu cầu, tuân theo quy định về trang phục,…
Bạn chỉ nên sử dụng các nguồn lực của công ty như xe cộ, máy tính và thẻ tín dụng cho các mục đích liên quan đến công việc. Ngoài ra cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định về an toàn và pháp luật khi sử dụng, bảo quản.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show
Vậy là chúng ta đã cùng điểm qua những nguyên tắc cơ bản để có thể đối xử tôn trọng với đồng nghiệp tại nơi công sở. Tham khảo Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc, để làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp hơn bạn nhé.
Bài viết tham khảo tại: How To Treat Others with Respect in the Workplace – Indeed