LIỆU CÓ NÊN LÀM BẠN VỚI SẾP?

Có thể bạn đã từng nghe qua về tình bạn giữa các đồng nghiệp với nhau. Nhưng sẽ ra sao khi bạn phát triển mối quan hệ thân thiết với SẾP của mình? Chắc chắn việc này sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề đáng để chúng ta suy nghĩ và tranh luận đấy. Cùng 9soul xem qua 07 điều nên và không nên làm khi bạn muốn kết bạn hay trở nên quá thân thiết với sếp của mình nhé.

Hầu hết chúng ta khi đi làm đều dành phần lớn thời gian của mình trong văn phòng. Vì vậy, việc bạn tương tác và kết bạn với những người đồng nghiệp là điều tất yếu. Việc có những mối quan hệ tuyệt vời với đồng nghiệp thực sự có thể làm cho ngày làm việc của bạn trở nên thú vị hơn nhiều!

Nhưng sẽ ra sao khi bạn phát triển mối quan hệ thân thiết với SẾP của mình? Chà, động lực đó có thể phức tạp hơn một chút.

9soul-blog-tro-chuyen-voi-sep

Thực tế, mối quan hệ tốt với cấp trên đồng nghĩa với việc bạn có thể thường xuyên giao tiếp với sếp hơn. Điều này giúp cả sếp và bạn thêm thấu hiểu nhau, giúp nâng cao tinh thần của bạn. Tuy nhiên, ranh giới mỏng manh giữa cuộc sống cá nhân và công việc của bạn cũng có thể làm phức tạp mọi thứ tại nơi công sở.

Vì vậy, dưới đây là 07 điều nên và không nên làm khi bạn muốn kết bạn hay trở nên quá thân thiết với sếp của mình:

 

1. Luôn ghi nhớ quyền hạn của sếp

 

Đây là điều chắc chắn phải nhớ. Có thể bạn và sếp của bạn đi uống nước cùng nhau vào tối thứ Sáu hoặc mua quà cho nhau vào ngày sinh nhật. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên quên rằng sếp của bạn thực sự là cấp trên của bạn tại nơi làm việc.

Vì vậy, mặc dù bạn xem cấp trên của mình như một người bạn thân, nhưng hai người vẫn có những ranh giới về quyền hạn. Họ vẫn cần thực hiện một mức độ kiểm soát và phê duyệt nhất định đối với những nội dung công việc của bạn. Nguyên tắc chung là ưu tiên anh ấy (hoặc cô ấy) nếu đó là sếp của bạn, sau đó mới là bạn thân của bạn.

Đừng phàn nàn không ngừng về nhiệm vụ tại vị trí của bạn. Đừng pha trò về việc đồng nghiệp nào của bạn nên bị sa thải. Và, làm ơn, đừng say xỉn — hoặc thậm chí là say rượu một cách rõ ràng. Vâng, bạn và sếp là bạn bè. Tuy nhiên, bạn vẫn nên nỗ lực để duy trì danh tiếng nghề nghiệp của mình. Rốt cuộc, “người bạn” của bạn vẫn có thể sa thải bạn.

nguyên tắc với sếp

 

2. Đừng phô trương tình bạn này trong văn phòng

 

Bạn đã bao giờ đi chơi với hai người bạn thân – những người đã dành toàn bộ thời gian để hồi tưởng về những câu chuyện mà bạn không tham gia, nói về những người bạn không biết và kể những câu chuyện cười nội tâm mà họ biết rằng bạn sẽ không hiểu? Thật khó chịu phải không?

Bây giờ, hãy tưởng tượng đồng nghiệp của bạn sẽ thấy cảm giác thế nào khi nhìn bạn và sếp mỗi ngày như vậy trong văn phòng. Chắc chắn sẽ có gây ra một số mâu thuẫn nhất định. Nó có thể gây khó chịu cho tất cả các đồng nghiệp khác, và thậm chí châm ngòi cho một số tin đồn khá khó chịu ở văn phòng!

Mặc dù bạn biết là không nên che giấu mối quan hệ của mình. Nhưng bạn cũng hoàn toàn không muốn tạo sự tiêu cực trong mối quan hệ với mọi người, đúng chứ? Đặc biệt là khi sếp không thân thiết với các thành viên khác trong nhóm. Nếu bạn cứ kể về tình bạn với sếp, bạn có thể hình thành một mối quan hệ tuyệt vời với sếp mình. Nhưng cùng lúc đó, bạn cũng có thể tạm biệt tình bạn của mình với những đồng nghiệp còn lại.

 

3. Hãy hòa nhập

 

Bạn có mối quan hệ tuyệt vời với sếp không có nghĩa là bạn muốn thành lập một (hoặc nhiều) nhóm riêng lẻ trong văn phòng được. Để tránh xung đột hoặc cảm xúc bị tổn thương, hãy cố gắng mời những người khác vào cuộc tụ hội.

Nếu bạn đang chuẩn bị đi chơi trong “Happy hour” sau giờ làm việc, hãy gửi lời mời đến những người khác mà bạn làm việc cùng. Việc làm này sẽ khẳng định rằng mối quan hệ của bạn hoàn toàn là công bằng và hợp tình hợp lý. Bên cạnh đó cũng giảm bớt những lời phán xét ác ý (nếu có) từ đồng nghiệp của bạn.

9soul-blog-teamwork

 

4. Đừng quá thể hiện sự thân thiết trên mạng xã hội

 

Các mối quan hệ trong công việc có lẽ sẽ dễ dàng hơn trước khi đem lên mạng xã hội để trở thành vấn đề lớn. Tuy nhiên, bây giờ tất cả chúng ta đều phải đưa ra quyết định về việc “có nên chấp nhận yêu cầu kết bạn từ sếp của mình hay không?”.

Chọn “chấp nhận” hay không thực sự cũng phụ thuộc vào sở thích cá nhân. Tuy nhiên, bất kể bạn quyết định thế nào, tốt nhất bạn không nên trở nên quá thân thiết với sếp trên các mạng xã hội. Tại sao? Chà, vì nó đưa một yếu tố cá nhân hoàn toàn mới vào mối quan hệ vốn đã phức tạp của bạn.

Ngoài ra, những dòng tin nhắn thường xuyên giữa bạn và sếp có thể khiến các đồng nghiệp khác cảm thấy khó chịu hoặc bị bỏ rơi.

 

5. Tránh tin đồn ở văn phòng

 

Tin đồn văn phòng là một ý tưởng tồi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhưng, khi nó diễn ra giữa người quản lý và cấp dưới? Đó chính là một công thức cho thảm họa.

Cách tốt nhất là bạn và sếp nên tránh xa các cuộc thảo luận về bất kỳ điều gì không liên quan đến công việc khi ở nơi công sở. Vì điều này chỉ làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn đã tế nhị của bạn.

Ngoài ra, bạn hãy cứ nhớ rõ người này vẫn là sếp của bạn. Xét cho cùng, việc trút bầu tâm sự của bạn tưởng như vô hại. Nhưng rất có thể gây nguy hiểm cho công việc của đồng nghiệp mà bạn đang đưa ý kiến tiêu cực hoặc phàn nàn.

 

6. Đừng lạm dụng tình bạn của bạn để được đối xử đặc biệt

 

Tuyệt đối không bao giờ nên sử dụng mối quan hệ cá nhân của mình để lôi kéo trong một tình huống chuyên nghiệp. Ở văn phòng, sếp của bạn nên đối xử với bạn như cách họ đối xử với bất kỳ nhân viên nào khác. Và rõ ràng là bạn nên mong đợi điều đó từ họ.

Bạn có tức giận không nếu bị phân biệt đối xử? Trong khi bạn luôn phải đặt lịch hẹn với sếp, một nhân viên khác có thể dễ dàng vào văn phòng của sếp bất cứ khi nào. Đó chắc chắn là một cách để khiến ai đó cảm thấy kém cỏi và không được tôn trọng, cho dù đó có phải là ý định hay chỉ là sự vô tình của bạn.

 

7. Giao tiếp cởi mở

 

Việc cân bằng mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp của bạn chắc chắn sẽ trở nên phức tạp. Vì vậy bạn và cấp trên của mình nên cố gắng luôn trao đổi cởi mở với nhau về bất kỳ vấn đề, mối quan tâm hoặc xung đột nào.

9soul-blog-noi-khong-voi-sep

Ngoài ra, ngay từ đầu cả hai có thể cùng ngồi xuống để bàn về một số quy tắc cơ bản trong tình bạn. Dù điều này có vẻ khá trang trọng, thậm chí là khó xử. Nhưng nó sẽ giúp đặt ra các ranh giới mà cả hai có thể đối xử với nhau trong và ngoài nơi công sở. Nó cũng làm rõ về kỳ vọng của hai người ngay từ đầu.

Việc tạo dựng tình bạn với sếp sẽ bao hàm một số suy nghĩ và cân nhắc nghiêm túc. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể kiểm soát và thực hiện được, thậm chí còn phổ biến một cách đáng ngạc nhiên! Thực hành những lưu ý này để có một tình bạn hợp đạo đức, trung thực và không phán xét, bạn nhé!

 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show

Bạn có đang tự hỏi, giao tiếp thế nào là phù hợp với từng hoàn cảnh? Tham khảo ngay Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để trang bị những kiến thức chuyên sâu từ gốc đầy thú vị nha.

 

Bài viết tham khảo tại: The Normal Person’s Guide to Being Friends With Your Boss – The Muse

Giỏ hàng
Không có sản phẩm trong giỏ hàng!