KHI XẢY RA MÂU THUẪN, NÊN GIẢI HÒA HAY GIẢI TÁN? (PHẦN 1)

“Nếu bạn thắng tất cả các cuộc tranh luận, có thể bạn cũng sẽ mất tất cả bạn bè của mình.” Hãy tưởng tượng nếu chúng ta cắt đứt quan hệ với những người không đồng ý với quan điểm của mình, chúng ta sẽ gần như không còn bạn bè hay gia đình! Bởi vì khi ta ở bên ai đó đủ lâu, thì trước sau gì cũng sẽ xảy ra những bất đồng quan điểm. Trong trường hợp bắt buộc, liệu bạn sẽ lựa chọn làm hòa hay giải tán?

Trong mọi mối quan hệ, mâu thuẫn xảy ra là điều không tránh khỏi. Không ai có thể khẳng định rằng trong suốt quãng đời mình chưa từng xảy ra mâu thuẫn. Vì vậy, giữa 2 lựa chọn cố gắng giải quyết xung đột hay là giải tán mối quan hệ vì mâu thuẫn. Rõ ràng bạn biết rằng lựa chọn đầu tiên là điều tốt hơn cả.

Khi chúng ta phát triển tính cách và kỹ năng của mình để trở thành một người kiến tạo hòa bình thực sự. Chúng ta sẽ có một cuộc sống phong phú hơn, hạnh phúc hơn với đầy đủ bạn bè và gia đình thân thiết.

 

Điều quan trọng đầu tiên… Sự thừa nhận!

 

Khi đọc đến đây, tụi mình hiểu là bạn đã lựa chọn giải hòa thay vì giải tán. Tụi mình rất vui vì điều đó. Vậy thì, bạn nghĩ điều quan trọng nhất khi ta muốn tiến hành hòa giải là gì? Đó chính là sự thừa nhận.

Đúng vậy, bạn phải nhìn ra và thừa nhận rằng mối quan hệ của bạn có một (số) vấn đề. Đáng tiếc thay, có khá nhiều người không đạt được điều này. Họ sống trong sự phủ nhận giả vờ như không có vấn đề gì, vì vậy không có hòa bình hay tiến bộ thực sự trong các mối quan hệ của họ. Họ đã không thành thật với bản thân rằng họ cần cải thiện và thay đổi mối quan hệ đang có.

9soul-blog-chia-se-bi-mat-ban-than

Điều thứ hai: Phản ứng

 

Giai đoạn thứ hai là phản ứng. Bạn nghĩ: “Chà, nó tệ hơn tôi nghĩ!” Vì vậy, rất nhiều cảm xúc tiêu cực và những lời nói gây tổn thương có thể bắt đầu tuôn ra. Và rồi, những lời nói ấy gây ra những đau đớn, oán giận, thậm chí là tan vỡ.

Đáng buồn thay, nhiều gia đình và bạn bè bị mắc kẹt trong giai đoạn thứ hai này. Họ nhận ra rằng họ có vấn đề trong mối quan hệ, nhưng họ lại không làm những điều cần thiết để chữa lành nó.

giao tiếp với đồng nghiệp

Và cuối cùng: Giải quyết

 

Giai đoạn cuối cùng của xung đột là giải quyết. Cần có sự khiêm tốn và can đảm thực sự để tiếp tục đấu tranh cho hòa bình và không bỏ cuộc cho đến khi bạn giải quyết xong vấn đề. Vì vậy, hãy cố gắng làm dịu xuống “cái tôi” của bạn và phối hợp cùng với người khác. Làm điều này cho đến khi bạn tìm ra giải pháp mà cả hai đều cảm thấy hài lòng.

hòa đồng và lành mạnh

 

Nhưng làm gì để giải quyết?

 

Sau khi hiểu các giai đoạn này, bạn phải nghĩ về những gì bản thân đã làm để dẫn đến vấn đề. Trước khi đổ lỗi hoặc buộc tội người khác, hãy thành thật tự hỏi bản thân: Xung đột này có bao nhiêu phần trăm là lỗi của mình?

Thật vậy, gần như tất cả mọi việc trên đời không bao giờ là vấn đề của một người. Hãy nhớ rằng: “Lòng kiêu ngạo chỉ quan tâm đến người đúng, nhưng sự khiêm nhường quan tâm đến điều đúng đắn”. Vì vậy, hãy cố gắng hiểu điều gì là sai và bạn có thể làm gì để thay đổi nó. Kết quả là sự cố gắng thay đổi của bạn sẽ mang lại mối quan hệ hài hòa và tốt đẹp hơn.

 

Vậy là tụi mình đã cùng nhận thức được lựa chọn tốt hơn khi xảy ra vấn đề trong một mối quan hệ. Trong bài viết tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu về các nguyên tắc xử lý mâu thuẫn để có một mối quan hệ bền vững.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show

Bạn có biết, kỹ năng giao tiếp khéo léo đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống? Tham khảo ngay Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để thấu hiểu bản thân và xây dựng mối quan hệ lành mạnh hơn nhé.

 

Bài viết tham khảo tại: Resolve or Dissolve (Part 1) – Samoa

Giỏ hàng
Không có sản phẩm trong giỏ hàng!