NGHỆ THUẬT ĐỐI THOẠI: NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM GÌ?

Chúng ta thường nghĩ rằng khả năng nói chuyện hấp dẫn là một kỹ năng mà ông trời ban tặng cho một số ít người thôi và những ai kém may mắn hơn thì sẽ trò chuyện như thể bị mèo cắn mất lưỡi. Tuy nhiên, dù đúng là cần sự quyến rũ bẩm sinh trong giao tiếp nhưng thật ra trò chuyện là một kỹ năng mà tất cả mọi người đều có thể thành thạo được. Và dưới đây sẽ là một số lưu ý nhỏ khi giao tiếp giúp bạn trở thành một vị khách đáng nhớ trong bữa tiệc, là nhân viên nổi bật trong công ty, gây ấn tượng với người bạn thích và thu hút thêm nhiều bạn bè. Cùng 9soul theo dõi bài viết này nhé.

Tất cả chúng ta có lẽ đều đã từng gặp được một người nào đó có khiếu nói chuyện duyên dáng đúng không? Người mà có thể nói chuyện với bất kỳ ai về bất cứ điều gì một cách tự nhiên và giản dị thôi nhưng vẫn khiến người khác cảm thấy thoải mái ngay lập tức. Và dù là với người xa lạ nhất mà người này có thể trò chuyện cùng dù chỉ trong chốc lát, cũng sẽ cảm giác vỡ òa vì cuối cùng cũng đã gặp một người có thể nói chuyện ăn ý đến như vậy với mình.

Cùng chúng mình xem thử những điều bạn nên và không nên làm khi đối thoại với người khác để giao tiếp khéo léo và tạo thiện cảm nhé.

 

05 điều bạn NÊN làm khi trò chuyện

 

Hãy lắng nghe nhiều hơn bạn nói

 

Trớ trêu thay, chìa khóa của nghệ thuật trò chuyện không nằm ở cách nói, mà nằm ở việc lắng nghe. Mọi người thường thích nói về bản thân mình nên bạn có thể hỏi những câu hỏi thú vị và chu đáo và lắng nghe câu trả lời của họ. Đừng chỉ hỏi ai đó làm nghề gì rồi ngưng mà hãy hỏi thêm rằng khó khăn trong công việc mà họ hay gặp phải là gì, tương lai nghề nghiệp của họ như thế nào và thể hiện sự chú ý đến nội dung họ nói. Đặt thêm các câu hỏi để tìm hiểu về chi tiết và thực sự quan tâm bằng cách tập trung vào người đang nói chuyện, gật đầu đồng tình và thêm “hmmm” và “uh-huh” vào những thời điểm thích hợp.

 

Trang bị sẵn các chủ đề hội thoại trước khi “tham chiến”

 

Trên đường đến một bữa tiệc hoặc bữa tối, bạn hãy nghĩ về những người bạn sẽ gặp vào buổi đó và chuẩn bị sẵn câu chuyện để kể và những câu bạn có thể hỏi. ‘Cậu bạn thân sẽ thích bàn về kết quả trận bóng giữa Đan Mạch – Áo vào tối hôm trước. Còn cô bạn nữ thì đang ứng tuyển cho một công ty dược – một điều chứa nhiều thông tin bạn có thể khai thác bằng những câu hỏi.’

Nếu bạn không biết những người bạn sẽ trò chuyện cùng, hãy nghĩ về những điều có thể sẽ khiến những người đó gặp quan tâm. Hỏi những vấn đề thời sự nóng bỏng (“Tôi mới được tiêm Vắc xin Covid 19 đấy, cậu đã được tiêm chưa?”), hỏi về công việc của họ (“Tôi nghe nói bạn sẽ sớm sang Trung Quốc công tác, khi nào bạn sẽ đi vậy?”) hoặc bạn có thể hỏi những người quen biết rộng trong buổi tiệc đó để biết thêm một số thông tin cơ bản.

 

Điều chỉnh cuộc trò chuyện cho phù hợp với người nghe

 

Thay vì đặt ra quy định, ‘Ê tui không nói về chính trị, tình dục hoặc tôn giáo đâu nha vì mấy cái đó nhạy cảm lắm.’ thì việc bạn tự âm thầm điều chỉnh các chủ đề trò chuyện cho phù hợp với những người bạn đang trò chuyện sẽ tốt hơn nhiều. Nói về chính trị, tôn giáo và tình dục với những người mới quen có thể rất khó xử; nhưng cũng cùng các chủ đề đó mà đem ra thảo luận với những người bạn thân lâu năm thì lại hào hứng không còn gì bằng. Nên bạn hãy chú ý và thay đổi các chủ đề trò chuyện cho phù hợp với nhóm bạn giao tiếp của mình nhé.

 

Nói khi đến lượt của bạn

 

Mỗi cuộc trò chuyện là một hoạt động nhóm, với mỗi người đan xen phụ trách ở mỗi vị trí khác nhau. Sẽ không có thời gian cho những cuộc độc thoại trong khi giao tiếp. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đã nói thao thao bất tuyệt trong vài phút mà không có bất kỳ câu hỏi, nhận xét hoặc dấu hiệu phản hồi nào từ người khác, bạn có thể đang độc thoại đấy (dẫn link), lúc đó bạn nên chú ý và nhường lại sân khấu cho người khác rồi.

 

Suy nghĩ trước khi bạn nói

 

Hầu hết các khoảnh khắc lỡ miệng xảy ra đều do chúng ta không suy nghĩ kĩ trước khi nói. Vì thế để tránh xúc phạm người khác, bạn nên hạn chế đưa ra những câu nói đánh giá đầy tính khẳng định chắc nịch, thay vì nói, “Tổ trưởng chắc chắn sai khi đề xuất như vậy!“, hãy nói “Bạn nghĩ gì về đề xuất xây dựng lại của tổ trưởng?

9soul-blog-tro-chuyen-hieu-qua

 

05 điều bạn KHÔNG NÊN làm khi trò chuyện

 

Đừng ngắt lời

 

Trong thực tế thì có hai hình thức ngắt lời người khác được đề cập trong Bộ Nghi thức Esquire năm 1954:

Hình thức đầu tiên rất dễ nhận biết đó là ngắt lời người khác khi họ đang nói và có thể dễ dàng tránh được bằng cách đợi cho đến khi người kia ngừng rồi bạn nói tiếp là được. Một loại gián đoạn khác đó là khi bạn nói những cụm từ như “Cái cậu vừa nói làm tôi nhớ cái hồi…” hoặc “Nhân tiện cho tôi kể về...” Vì những từ như vậy thường báo hiệu sự lạc đề hoặc không quan tâm đến người khác. Khi bạn làm gián đoạn dòng suy nghĩ của người đang nói, hoặc đưa cuộc nói chuyện đi theo hướng khác, bạn cho thấy rằng mình là một người không tinh tế và chẳng quan tâm gì tới quan điểm của người nói cả.

Ngay cả khi không ai ngắt lời ai thì âm thanh của điện thoại, chuông và nhiều điều nữa cũng sẽ xảy ra và làm gián đoạn bạn giữa chừng. Khi bạn bị ngắt lời như vậy, điều cần làm nhất nhưng cũng khó nhất đó là im lặng. Đừng cố quay lại và kết thúc câu chuyện dang dở trừ khi bạn được yêu cầu làm như vậy. Người khác sẽ lịch sự và yêu cầu bạn tiếp tục nếu câu chuyện của bạn phù hợp và hấp dẫn, còn nếu không thì hãy để dành cơ hội đưa ra quan điểm của mình cho lần sau nhé.

 

Đừng chỉ chăm chăm nói chuyện với một người trong cuộc trò chuyện nhóm

 

Điều này sẽ khiến những người khác cảm thấy lạc lõng và khó xử. Chăm chăm nói chuyện với một người ở đây không chỉ đơn giản là vấn đề bạn đang trò chuyện với ai – mà còn là cách bạn chọn chủ đề nói chuyện với mọi người nữa. Bạn thật sự không nên chọn những chủ đề người khác không quan tâm hoặc không có đủ kiến ​​thức để hiểu về nó, chẳng hạn như thay vì những kiến thức chuyên môn về chứng khoán mà chỉ một đồng nghiệp của bạn hiểu thì hãy nói về các chủ đề mà mọi người có thể tham gia và trao đổi cùng.

 

Đừng khuyến khích “người vượt trội”

 

Những người luôn muốn mình phải vượt trội hơn người khác sẽ là một đối tác giao tiếp khá khó chịu. Bạn vừa chia sẻ về đôi giày mới mua, người vượt trội sẽ ngay lập tức phủ lấp những chia sẻ của bạn bằng cách khoe khoang về đôi giày da chính hãng xịn xò hơn hẳn của anh ta. Bạn biết kiểu người như vậy khoe khoang không phải vì sự ưu tú mà là vì sự bất an và tự ti của bản thân mình, nên hãy chú ý nếu có họ trong cuộc giao tiếp nhé.

 

Đừng chia sẻ quá mức

 

Có thể chúng ta đều đã từng gặp một kiểu người mà vừa mới gặp mặt là họ đã có thể kể hết cho chúng ta mọi thứ về cuộc đời mình. Trong vòng hai phút, bạn sẽ biết hết lý do tại sao bạn gái của anh ấy bỏ rơi anh ấy, tại sao cô ấy bị rụng tóc hay tại sao bác ấy không bao giờ được thăng chức trong công việc. Nếu bạn có kiểu nói chuyện như thể đang trút bỏ gánh nặng như vậy sẽ chỉ cho người khác thấy sự tuyệt vọng của mình và muốn tránh xa bạn hơn thôi. Nên bạn hãy bí ẩn một chút, giữ cho mình những bí mật để hấp dẫn mọi người nhé.

Đồng thời, bạn cũng không nên đào quá sâu vào đời sống cá nhân của người khác mà hãy tôn trọng quyền riêng tư của họ. Để tránh vô tình vượt qua ngưỡng quan tâm và trở thành thái quá, thay vì hỏi ai đó trực tiếp về chủ đề X, hãy rào trước những thông tin bạn biết về nó. Một người cảm thấy thoải mái khi nói về chủ đề đó sẽ tự giác nói ra trải nghiệm của riêng họ còn nếu họ không đáp lại thì bạn biết đã đến lúc nên thay đổi chủ đề rồi.

9soul-blog-tao-thien-cam

 

04 điều KHÔNG NÊN nói

 

“Tôi nói chán quá à?”

 

Một câu hỏi dễ gây khó xử vì người khác sẽ khó mà trả lời “Đúng vậy!“, và nó hơi mang tính buộc tội (khiến người được hỏi cảm thấy như thể họ đang không quan tâm tới bạn). Đặc biệt, ngay cả khi không thấy nhàm chán thì sức mạnh của sự gợi ý sẽ gieo lên ý tưởng trong đầu họ rằng cuộc nói chuyện với bạn có vẻ là tẻ nhạt. Nên thay vì đặt một câu hỏi như vậy, chỉ cần chú ý đến biểu hiện trên khuôn mặt và ngôn ngữ hình thể của người đó. Nếu họ trông có vẻ buồn chán, có lẽ đã đến lúc chuyển đổi chủ đề rồi.

 

“Huh?”, “Gì?”, “Nói gì cơ?”, “Hở?”

 

Nếu bạn nói như vậy một cách quá đột ngột sẽ khiến người nói sẽ cảm thấy lúng túng. Thay vào đó, hãy hỏi, ‘Điều cuối cùng bạn nói là gì? Tôi đã không nghe hết được câu bạn nói’. Và chỉ gật đầu và mỉm cười khi bạn nắm hết được những gì người khác vừa nói xong chứ đừng gật đầu qua loa cho có.

 

“Nói như vậy mới đúng nè!”

 

Việc ai đó phát âm sai, hay nói nhầm cấu trúc câu có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và muốn bắt bẻ. Nhưng việc bắt bẻ như vậy sẽ biến bạn trở thành một kẻ hợm hĩnh và tự phụ trong mắt người khác. Nên đừng mải ngắm một cái cây mà bỏ lỡ cả khu rừng nhé.

 

“Nếu tôi đã từng kể chuyện này cho mọi người rồi thì nhắc tôi nha!” 

 

Sẽ chẳng có ai nhắc rằng bạn đã từng kể câu chuyện ấy 5 lần rồi đâu. Nên câu nói này sẽ chỉ kéo dài thời gian người khác phải giả vờ như họ chưa từng nghe câu chuyện “thú vị” của bạn mà thôi.

9soul-blog-doi-thoai-cung-ban-be

 

Quy tắc số một trong giao tiếp: Hãy tự nhiên

 

Đối với việc xã giao, một khi bạn đã biết hết các quy tắc giao tiếp cơ bản, thì đừng quá bận tâm suy nghĩ về chúng và cứ để mọi việc diễn ra thôi. Bạn có thể làm theo những lưu ý như trên hoặc không miễn là bạn thấy thoải mái khi giao tiếp. Như Bộ Nghi thức Esquire năm 1954 khuyên:

Bạn thường được chỉ dạy rằng những gì bạn nói và cách bạn nói là ấn tượng đầu tiên cho con người của bạn sau này. Nhưng việc quá khách sáo khi giao tiếp cũng sẽ mang lại những tác dụng phụ cho bạn đấy. Nếu bạn thật sự thấy có lỗi, hãy nói lời xin lỗi, không cần quá câu nệ. Nếu bạn muốn nói rằng món ăn này rất ngon thì hãy khen như vậy, đừng nói vòng vo hay khen bằng những từ ngữ quá hoa mỹ. Và bạn cũng nên hạn chế những cụm từ quá khách sao như “Cho phép tôi được” hoặc “Tôi có làm phiền bạn không”. Bởi vì việc nói dài dòng và hoa mỹ như vậy là hơi dư thừa trong một cuộc giao tiếp tự nhiên.

 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức thú vị hơn nữa về chủ đề tâm hồn và giao tiếp thông qua các bài viết chuyên mục Nuôi dưỡng tâm hồn nhé!

Bạn muốn tạo thiện cảm và có được sự tin tưởng từ những mối quan hệ xung quanh? Tham khảo Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để rèn luyện kỹ năng giao tiếp thật thuyết phục và cảm xúc cùng chúng mình nhé.

 

Bài viết tham khảo tại: The Art of Conversation: 5 Dos and Don’ts – The Art of Manliness

Giỏ hàng
Không có sản phẩm trong giỏ hàng!