BẠN LÀ NGƯỜI HƯỚNG NỘI SỢ HÃI GIAO TIẾP? LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỰ TIN NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG?

Nỗi kinh sợ khi phải nói trước đám đông có thể khiến bất kỳ người hướng nội nào cũng phải rùng mình. Những người hướng nội thường có xu hướng tránh đối mặt với nguy cơ “bị nói” như vậy bằng mọi giá. Và kể cả đối với nhiều người "ambivert" - kiểu người vừa có tính cách hướng nội vừa có tính cách hướng ngoại - cũng gặp vấn đề này. Bằng các mẹo mà tác giả đề cập trong bài viết bên dưới đây, 9soul hy vọng bạn có thể thay đổi nỗi sợ này theo chiều hướng tích cực hơn nhé.

Tôi là kiểu người đó trong nhiều năm. Do gặp vấn đề về răng miệng, tôi cần đeo hàm duy trì trên vòm miệng và dẫn đến tật nói ngọng. Lần đầu tiên phải đối mặt với nỗi sợ hãi là khi tôi 15 tuổi và phải tham gia một lớp kịch ở trường. Tôi sống ở Vương quốc Anh, điều đó có nghĩa là tôi phải học chuyên sâu về chủ đề này trong hai năm. Chồng tương lai của tôi vào thời điểm đó cũng học lớp kịch này. Mặc dù anh là một người hướng nội hơn tôi và thỉnh thoảng còn nói lắp.

Bằng cách nào đó, cả hai chúng tôi đều đứng đầu lớp. Làm thế nào trên trái đất lại xảy ra điều kì diệu này? Gì cơ? Hướng nội và khiếm ngôn lại có thể làm điều này ư?

Xin thưa, điều “không thể” sẽ biến thành “có thể” nếu có sự thực hành. Phong cách hướng nội và nói chuyện của tôi khác với chồng tôi, nhưng cả hai chúng tôi đều tạo nên hiệu quả như nhau. Vì vậy hãy nghe và sử dụng một số lời khuyên từ cả hai chúng tôi để tìm ra phong cách giao tiếp của chính bạn.

 

sợ giao tiếp public speaking

 
Tham khảo ngay để hiểu bản chất của giao tiếp. Cùng 9soul vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông của bạn nhé!
 
“Nói tốt trước đám đông dựa trên suy nghĩ cá nhân tốt.” ~Scott Berkun
 
Quan niệm sai lầm: “Phải tận hưởng cảm giác nói trước đám đông một cách trọn vẹn thì mới trở thành diễn giả xuất sắc.
 
Hãy loại bỏ suy nghĩ “Tôi nên tận hưởng điều này nhiều hơn nữa” ra khỏi đầu bạn và tập trung vào nhiệm vụ trước mắt. Bạn có thể xuất sắc trong việc nói trước đám đông nếu đầu tư luyện tập và làm việc chăm chỉ. Tất cả chúng ta đều có những ngày tồi tệ nhưng sẽ có những mẹo và thủ thuật có thể che giấu điều này. Điều này đưa đến trích dẫn tiếp theo của tôi:
“Nói không phải là một hành động hướng ngoại như mọi người vẫn nghĩ. Đó là một màn trình diễn, và nhiều nghệ sĩ biểu diễn là người rất hướng nội.” – Malcolm Gladwell
 
Vì vậy, những người hướng nội mạnh mẽ của tôi ơi, đây là 03 lời khuyên hàng đầu dành cho bạn:
 

1. Giữ mình trong “trạng thái vàng”

 
Bạn cần nghĩ ra những kỹ thuật cá nhân để giữ cho mình đủ nhiệt tình và năng lượng để nói. Âm nhạc, các bài tập thở, thiền, thậm chí chạy bộ/ đi bộ nhẹ nhàng để loại bỏ adrenaline dư thừa có thể sẽ hữu ích. Cá nhân tôi tự nhốt mình (thường là trong phòng tắm) trong 5 đến 10 phút, tập hít thở và vào tư thế tự tin.
 
Bạn hãy thử tư thế này xem: vai ngửa, cằm hướng lên, hai bàn chân cách nhau rộng hơn hông một chút. Đứng như thế này về mặt thể chất sẽ kích hoạt các hormone tốt trong não giúp bạn tỏ ra tự tin. Bên cạnh đó, hành động này sẽ làm thu nhỏ nỗi sợ trong bụng thành một nhịp rung nhẹ nhàng. Từ đó, nó có thể truyền năng lượng vào màn trình diễn của bạn. Chồng tôi thì luôn chuẩn bị chính xác những câu đầu tiên anh ấy nói sẽ như thế nào, đề phòng khi quá lo lắng. Khi anh ấy đã tìm thấy dòng chảy của mình, các dây thần kinh sợ hãi sẽ biến mất.
 

Các bài tập thở nhẹ nhàng

 

2. Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị

 
Nếu bạn có một trí nhớ làm việc đáng kinh ngạc giống chồng tôi, thì bạn có thể nhanh chóng học các câu thoại và đặt cụm từ. Thách thức của anh ấy nằm ở việc đưa cảm xúc, sự biến tấu và kịch tích vào những từ đó. Giọng anh ấy trầm tự nhiên, đôi khi hơi đều đều (sự thật là tôi đã buộc anh ấy nói chuyện với mình khi tôi không thể ngủ được). Vì vậy sự chuẩn bị của anh ấy khác với tôi.
 
Về phía bản thân, tôi sử dụng bút dạ để đánh dấu các dòng của mình trên kịch bản. Hoặc đôi khi, tôi viết các gạch đầu dòng trên thẻ gợi ý với các màu tương ứng từng chủ đề mà tôi muốn trình bày. Tôi nói đi nói lại những từ đó, cảm nhận được cách từ ngữ thoát ra khỏi miệng và những xúc cảm mà từ ngữ mang lại. Trước đây, tôi đã từng đánh máy một bài phát biểu với size chữ lớn và mang theo để đặt trên bục giảng. Tuy nhiên, tôi đã đoán chắc rằng tôi không cần phải nhìn xuống. Đó là khi bạn biết mình đã chuẩn bị đủ.
 
Hãy làm những gì cảm thấy phù hợp với bạn và đảm bảo hiểu bài phát biểu của bạn thật sâu sắc từ trong ra ngoài.
 

chuẩn bị giao tiếp

 

3. Hãy là chính mình, bởi vì con người bị thu hút bởi những nét độc đáo của mỗi cá nhân

 
Tính hướng nội của tôi đi đôi với độ nhạy cảm cao nên cảm xúc của tôi rất sâu sắc. Tôi đã học được rằng đôi khi một chút nhược điểm có thể khiến diễn giả trở nên dễ mến hơn. Tin tôi đi.
 
Trong bài phát biểu đã đề cập trước đó, tôi đã kể một câu chuyện kinh nghiệm cá nhân. Bởi vì tôi tìm thấy những ngôn từ hay nhất của bản thân, khi nói chuyện với một cảm xúc chân thực nhất. Nó thắp lên ngọn lửa trong tôi và việc tương tác với người khác trở nên dễ dàng hơn.
 
Ngược lại, chồng tôi là một người hướng nội logic hơn, vì vậy anh ấy tiếp cận các nhiệm vụ một cách chính xác. Anh ấy đặt cảm xúc của mình sang một bên vì anh ấy có nguy cơ bị chúng lấn át hoặc phân tâm. Anh ấy tạo ra các bài thuyết trình của mình bằng cách sử dụng các từ khóa và cụm từ để liên kết các chủ đề với nhau. Từ đó, anh ấy có thể sắp xếp các chủ đề theo một trình tự thời gian trong suy nghĩ để kể một câu chuyện. Điều này thường được kết hợp với các slide PowerPoint để minh họa và nhắc nhở anh ấy về vị trí câu chuyện theo thứ tự đã tạo ra. Cuối cùng, các dây thần kinh truyền cho anh ấy một nguồn năng lượng bùng nổ, khiến anh trở nên hoạt bát. Anh ấy diễn giải bằng cả ngôn ngữ cơ thể (chỉ vào những hình ảnh và từ khóa). Và đồng thời nhìn thẳng vào học sinh để thu hút họ vào cuộc trò chuyện của mình.
 

ngôn ngữ cơ thể

 
Nói trước đám đông không phải lúc nào cũng suôn sẻ đối với chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu luyện nói khi cả hai mới 15 tuổi. Và bây giờ, chín năm sau, chúng tôi tiếp tục tìm thấy chính mình trong những công việc đòi hỏi kỹ năng này. Cần có thời gian để phát triển kỹ năng nói của bạn. Vào thời điểm ban đầu, bạn sẽ có thể bị lúng túng. Nhưng bước đầu tiên là hãy nói với chính mình:
 
“Vâng, tôi là một người hướng nội, nhưng điều đó không thể ngăn cản tôi thể hiện một màn trình diễn hay nhất mà mọi người từng xem.”
 
 
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show
Bạn là người hướng nội và mong muốn nâng cao kỹ năng nói trước đám đông? Tham khảo Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để hiểu bản chất của giao tiếp và vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông bạn nhé!
 
 
Bài viết tham khảo tại: How to Rock Public Speaking When You’re an Introvert Who’s Terrified By It – Introvert, Dear
Giỏ hàng
Không có sản phẩm trong giỏ hàng!