NỖI SỢ HÃI TỘT ĐỘ KHI NÓI CHUYỆN ĐIỆN THOẠI
Điện thoại đã thật sự thay đổi cách con người giao tiếp. Nó có ý nghĩa nhất định và hữu ích đối với nhiều mục đích sử dụng cá nhân. Và còn giúp gắn kết cộng đồng toàn cầu lại với nhau bất chấp khoảng cách địa lý.
Tôi đã quá quen thuộc với những lợi ích của thiết bị tiện lợi này. Thật khó tưởng tượng được một thế giới không có điện thoại – tôi chỉ không thích chúng trong thế giới của mình. Nhiều người hướng nội không thích nói chuyện điện thoại, nhưng vấn đề của tôi còn phức tạp hơn. Tôi mắc một chứng sợ đặc biệt được gọi là chứng sợ điện thoại. Bạn không nhầm đâu, chứng bệnh này có thật đấy, nó liên quan đến các vấn đề lo lắng xã hội. Việc phải thực hiện hoặc nhận cuộc gọi thực sự đáng sợ đối với tôi.
Khi còn nhỏ, tôi gặp khó khăn trong giao tiếp vì thiếu tự tin. Tôi lại còn thường xuyên bị ốm và phải gọi điện cho một bạn cùng lớp để làm bài tập trong ngày. Đây là một số ký ức đầu tiên của tôi về trải nghiệm hoảng loạn khi thực hiện cuộc gọi.
Khi trưởng thành, tôi đã làm một số công việc bàn giấy liên quan đến những khách hàng khó tính qua điện thoại. Bạn biết đấy, kiểu người gọi sếp của bạn là bạn, hoặc nổi giận vì họ thất vọng về dịch vụ. Sau vài năm làm việc, điều này đã khiến phản xạ trong đầu tôi cho rằng điện thoại đi kèm với sự lo lắng và rắc rối.
Đôi khi, tôi căng thẳng đến mức đọc nhầm tin nhắn và không nhận được thông tin mà tôi tìm kiếm từ một cuộc gọi. Thành thật mà nói thì có những lúc tôi còn không vượt qua được nỗi sợ khi bắt đầu bấm số.
Bạn có cảm thấy mình cũng sợ hãi khi trò chuyện, giao tiếp qua điện thoại? Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc thấu hiểu nỗi sợ của bạn và có thể giúp bạn tự tin hơn để vượt qua nỗi sợ đó.
Xin làm rõ để tránh hiểu lầm, tôi không nói rằng tất cả những người hướng nội đều mắc chứng sợ điện thoại. Bởi vì những người hướng ngoại cũng có khả năng trải nghiệm nỗi sợ này. Dưới đây là câu chuyện của tôi và những gì tôi đã học được để kiếm soát nỗi sợ này.
Chứng sợ điện thoại khiến cuộc sống trở nên khó khăn như thế nào?
Đầu tiên, có bạn nào thắc mắc: “Ủa vậy tại sao không dùng email hay tin nhắn văn bản để tránh khỏi nỗi sợ này?” Bởi vì đôi khi cần có một phương thức liên lạc nhanh hơn. Ví dụ, một cuộc gọi khẩn cấp có thể yêu cầu trợ giúp gần như ngay lập tức.
Gần đây, tôi phải chuyển nhà. Tiền thuê nhà trong khu vực của tôi tăng cao nên nhiều người khác dường như cũng đang chuyển đi. Mọi người gọi cho các đại lý nhà ổ để giải quyết trong khi tôi cứ đi vòng quanh điện thoại của mình. Tôi thậm chí còn cảm thấy khó chịu khi các đại lý gọi cho tôi sau khi tôi đã gửi email cho họ một cách vô cùng chi tiết. Vì nỗi ám ảnh của tôi vượt ngoài tầm kiểm soát, cuộc săn tìm nhà đã diễn ra với nỗ lực và sự đau đớn tột cùng.
Theo cách tương tự, nếu bạn mắc chứng sợ điện thoại, bạn có thể gặp bất lợi trong các cuộc phỏng vấn xin việc. Ngoài ra, các mối quan hệ cá nhân hoặc trong việc mở rộng công việc kinh doanh của riêng bạn cũng có thể bị ảnh hưởng.
Cách tôi kiểm soát chứng sợ điện thoại của mình
Không có loại thuốc ma thuật nào có thể chữa khỏi chứng sợ điện thoại. Tôi chỉ có thể đưa ra những hiểu biết về cách tiếp cận, chấp nhận và chữa lành khỏi nỗi sợ hãi ám ảnh này:
1. Thay thế sự ngại ngần bằng sự chấp nhận
Nỗi sợ hãi của bạn là có thật. Chứng sợ điện thoại được các bác sĩ tâm thần và các chuyên gia khác công nhận là một tập hợp con của chứng lo âu xã hội. Hãy coi đó là mỏ neo của bạn trong một thế giới thường không hiểu (và thậm chí chế nhạo) những người đau khổ.
Đôi khi mọi người nhầm sự lo lắng của tôi là muốn được chú ý, hay lời nói dối. Hoặc họ nghĩ tôi cố gắng trốn tránh trách nhiệm của người lớn (chẳng hạn như trốn tránh cuộc gọi công việc).
Xấu hổ hay ngại ngùng không thể cứu vãn được gì cả. Nó cũng không thể làm nỗi sợ của bạn biến mất. Vì vậy đây là cách đề bạn có thể đặt sự ngại ngần lên gác xép:
- Hãy quen với suy nghĩ rằng điều sai ở đây chính là quan điểm xã hội về hội chứng sợ điện thoại, còn bạn không sai.
- Chấp nhận rằng quan điểm xã hội không thể thay đổi tích cực trong mọi tình huống.
- Khi bạn bắt đầu hành trình phục hồi của mình, hãy cố gắng hài lòng với sự tiến bộ của chính mình. Bạn không cần phải làm hài lòng bất kỳ ai khác.
- Bạn có thể nhận ra rằng “sự phục hồi” hoàn toàn không dành cho tất cả mọi người. Trong một số trường hợp, những người sử dụng điện thoại phải kiểm soát sự lo lắng của họ suốt đời.
2. Giáo dục bản thân
Có rất nhiều thông tin miễn phí có sẵn trên internet về chứng sợ điện thoại và các phương pháp điều trị. Khi bạn bắt đầu tìm kiếm thông tin, bạn sẽ nhận ra rằng mình không đơn độc hay điên rồ. Nỗi sợ hãi này phổ biến hơn mọi người nghĩ. Đây là một bài viết bạn có thể bắt đầu tham khảo với dàn ý chi tiết về tổng quan, triệu chứng và phương pháp điều trị.
Tin tuyệt vời là hội chứng sợ điện thoại có thể tiến triển tốt bằng việc tự trị liệu. Vì vậy, hãy tránh đi những thứ khiến bạn lo lắng và chọn một con đường mà bạn cảm thấy đúng đắn để mang lại kết quả tích cực. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng lời khuyên dành cho bạn là đến từ các chuyên gia nhé.
Trong trường hợp của mình, tôi đã chọn một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều nỗi sợ hãi xã hội – tiếp xúc chậm. Nỗi ám ảnh của tôi mãnh liệt đến mức người duy nhất tôi có thể nói chuyện qua điện thoại là mẹ tôi. Vì vậy, đó là nơi tôi bắt đầu.
Khi mẹ gọi, tôi biết mình vẫn đang lo lắng. Tuy vậy, tôi vẫn tập trung vào việc nghe giọng nói của mẹ, và trân trọng vì bà vẫn còn sống và khỏe mạnh. Sau đó, tôi tự thưởng cho mình một tách trà. Theo thời gian, tôi chấp nhận các thành viên khác trong gia đình và thậm chí cả những người lạ gọi điện đến để bán bảo hiểm xe hơi.
Khi đạt đến cột mốc này, tôi tăng dần lòng can đảm và bắt đầu cuộc gọi. Cũng theo tiến trình trên, tôi bắt đầu gọi điện cho mẹ. Khi tôi bắt đầu đặt lịch hẹn, tôi cố tình tìm kiếm thứ gì đó “an toàn” và giữ lấy nó. Đối với tôi, đó là biết rằng cuộc nói chuyện nhỏ (một tác nhân gây lo lắng cá nhân khác) sẽ không xảy ra. Cuộc trò chuyện sẽ chỉ giới hạn ở lời chào, hẹn ngày giờ, nói “cảm ơn” và “tạm biệt”.
Tôi chắc chắn không khỏi bệnh hoàn toàn. Nhưng việc tiếp xúc nhiều lần với liều lượng nhỏ đã dạy tôi cách chịu đựng các cuộc trò chuyện qua điện thoại.
3. Biến nó thành hành trình độc đáo của riêng bạn
Là một con người, bạn là một sinh vật phức tạp. Sự khác biệt giữa kinh nghiệm, suy nghĩ và các hoàn cảnh khiến mọi người phản ứng khác nhau với từng phương pháp trị liệu. Vì vậy để có lợi cho mình, tốt hơn hết là bạn nên:
- Đừng so sánh bản thân với những người khác đang trên hành trình của riêng họ.
- Đừng ép buộc bản thân, vì làm bất kì điều gì bị ép buộc cũng rất khó chịu.
- Đừng yêu cầu sự hoàn hảo trên mọi thứ. Sai lầm và thất bại là một phần không thể thiếu để giúp bạn đạt được mục tiêu.
4. Tự tin thoải mái, mình chầm chậm bước đi
Không phải bất kỳ tiến bộ nào bất chấp tốc độ cũng có giá trị. Cũng giống như khi bạn có bất kỳ mục tiêu nào, không chỉ những mục tiêu liên quan đến chứng sợ hãi điện thoại. Đó cũng có thể là mục tiêu cho năm mới mà bạn rất phấn khích để thực hiện. Tấn công mục tiêu một cách thích thú mang đến một tốc độ gây nghiện. Nhưng khi những chướng ngại vật lớn không thể tránh khỏi xuất hiện, chúng không thể bị đập tan với tốc độ nhanh. Việc tạm dừng đột ngột này gây khó chịu đến mức hầu hết các mục tiêu đều bị bỏ dở ngay sau đó.
Thật không may, những thói quen mới dễ bị ảnh hưởng bởi kiểu hài lòng tức thời này. Hãy từ từ, chậm rãi điều hướng hành động và cảm xúc của mình. Bạn có thể thấy rằng những thay đổi trong hành vi không chỉ trở nên tích cực mà còn có thể tồn tại lâu dài.
5. Theo dõi mục tiêu của bản thân
Nếu bạn không phải kiểu người thường viết nhật ký thì cũng ổn thôi. Tuy nhiên, đây là một công cụ mạnh mẽ để điều tra mọi ngóc ngách của sự lo lắng trong một con người. Không ai trải qua chứng sợ điện thoại theo cách giống nhau. Vậy nên việc viết ra nguồn gốc khiến bạn bắt đầu mắc chứng bệnh này là một điều rất hữu ích.
Ngoài ra bạn cũng có thể ghi lại trong nhật ký về những bước tiến có ích mà bạn đã đạt được, cũng như những thất bại và bài học rút ra. Chẳng bao lâu sau, bạn sẽ hiểu sâu sắc về những gì bạn đang giải quyết. Viết nhật ký không chỉ giúp tâm trí ngừng trốn tránh nỗi ám ảnh, mà còn khiến bạn hiểu và nhìn thấy sự tiến bộ của mình.
Sau tất cả, rồi bạn cũng sẽ ổn thôi
Cho dù bạn hoàn toàn vượt qua chứng lo âu xã hội này hay học cách kiểm soát nó, hãy luôn nhớ rằng cuối cùng bạn sẽ ổn thôi. Đối phó với chứng sợ điện thoại không phải là chúng ta phải thay đổi bản thân. Chúng ta không cần phải trở nên hoàn hảo, sống theo mong đợi của người khác hoặc đột nhiên thấy vui thích khi điện thoại đổ chuông!
Hãy làm những gì bạn cần làm một cách thoải mái và dễ chịu nhé – chỉ cần thực hiện một thay đổi nhỏ kể từ ngày hôm nay.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Thương mời bạn ghé xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show
Tham khảo ngay Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để tìm hiểu về phương pháp giao tiếp thật tự tin và thoải mái bạn nhé!
Bài viết tham khảo tại: Telephonophobia Is the Intense Fear of Talking on the Phone, and It’s Real – Introvert, Dear