OVERTHINKING VÀ CÁCH ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ VÀO THỰC TẾ
Nếu bạn cũng giống tôi, thì việc suy nghĩ quá nhiều là chuyện thật bình thường, nếu không muốn nói là xảy ra mỗi ngày.
Đầu óc bạn lúc nào cũng như đang quay hàng triệu hướng khác nhau, chứa đầy những suy nghĩ quẩn quanh. Có nhiều ý kiến cho rằng kiểu overthinking này là xấu, như thể đó là tấm vé một chiều dẫn đến sự tự hủy diệt.
Nhưng trong cuộc sống của chính mình, tôi đã phát hiện ra nếu được sử dụng đúng cách, nó là một siêu năng lực có thể mang lại vô số cơ hội cho bạn. Vì thế, thay vì loại bỏ thói quen này, hãy học cách quản lý và sử dụng nó để làm lợi thế cho bạn.
Khi nói đến overthinking, tôi đã xác định được 03 mẹo sau để tận dụng tốt quá trình suy nghĩ này.
1. Thiết lập ranh giới
Bạn có thể suy nghĩ nhiều, miễn là bạn nhận thức được tâm trí của mình đang đi đâu. Bên cạnh đó, bạn cần có sẵn trong đầu một kết cấu thật logic để các suy nghĩ không ngừng được nâng cao và tiến bộ. Kết cấu này sẽ xây dựng một nền tảng vững chắc để cho phép tâm trí của bạn phát triển.
Hãy chủ động thiết lập các “hàng rào” để kịp thời đưa bạn trở lại với trung tâm của vấn đề. Thực hiện hành động này mỗi khi bạn bước vào giai đoạn suy nghĩ sâu sắc. Giống việc áp dụng giới hạn về thời gian cho một chủ đề, loại bỏ một số quan điểm ngoài lề hoặc thiết lập thời gian và địa điểm cụ thể. Điều này là để cho phép tâm trí của bạn tự do suy nghĩ.
2. Nhận ra khuôn mẫu của bạn
Có những người overthinking và sử dụng trí óc cực kỳ xuất sắc, nhưng cũng có những người chỉ đơn giản là suy nghĩ quá nhiều mà không có kết quả.
Bạn cần xác định mình thuộc “khuôn mẫu” nào trong 2 kiểu trên, và rốt cuộc thì điều gì tạo nên sự khác biệt này?
Khi tôi overthinking, nhiều khả năng là do tôi lo lắng. Khi tôi bắt đầu nhận ra sự lo lắng đang len lỏi, tâm trí tôi bắt đầu bị dồn dập. Thay vì để những suy nghĩ đến từ nguồn cảm hứng, nó lại trỗi dậy từ nỗi sợ hãi. Nhưng chỉ cần tôi nhận ra khuôn mẫu này bên trong mình, tôi sẽ dễ dàng chuyển hướng và tập trung trở lại trạng thái tinh thần hiệu quả.
Hãy bắt đầu nhận ra khi nào bạn sắp rơi vào một khuôn mẫu hoạt động tiêu cực. Dựa vào những hàng rào đã được thiết lập để đưa bạn trở lại phương hướng overthinking hiệu quả.. Để rồi bạn có thể sử dụng tâm trí của mình như một công cụ tuyệt vời.
3. Tập thể hiện lòng biết ơn
Có nhiều khi bạn cũng đã thiết lập những “hàng rào” và hiểu rõ khuôn mẫu của mình rồi. Nhưng vẫn có những lúc bạn cần trợ giúp để khai thác tâm trí của mình. Thông thường, overthinking sẽ khiến bạn chìm đắm vào quá khứ hoặc lo lắng về tương lai.
Tôi biết những lúc như vậy, có thể bạn sẽ hối tiếc, tự trách bản thân hoặc lo lắng rất nhiều vì những chuyện chưa biết trước. Nhưng bạn ơi, những lúc như vậy thay vì thất vọng với chính mình, hãy cố gắng thể hiện lòng biết ơn.
Bạn hãy nghĩ thế này:
“Tôi biết ơn những gì tôi đang cảm thấy, bởi vì nó giúp tôi…”
Đừng mải hướng suy nghĩ của bạn đến sự thất vọng, tức giận hoặc lo lắng. Hãy tập trung vào gốc rễ của nguyên nhân gây ra phản ứng cảm xúc này. Thông thường, đây là nơi giúp bạn phát hiện ra vấn đề cũng như giải pháp.
Khi ta đang ở một nơi hạnh phúc, tích cực và biết ơn, ta sẽ có rất nhiều ý tưởng. Xin nhớ giúp tôi rằng overthinking hay không hề tiêu cực. Chúng ta hoàn toàn có thể sống cùng thói quen này một cách hiệu quả nếu biết tận dụng điều tuyệt vời từ nó.
Bạn hãy hít thở, quyết tâm, thư giãn và sau đó quay trở lại quá trình overthinking một cách mạnh mẽ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa về chủ đề tâm hồn hay người hướng nội thông qua các bài viết chuyên mục Nuôi dưỡng tâm hồn nhé!
Những suy nghĩ rối ren vì overthinking khiến bạn không biết mở lời từ đâu? Tham khảo ngay Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để trang bị những kiến thức chuyên sâu về kỹ năng giao tiếp bạn nhé.
Bài viết tham khảo tại: How to Use Overthinking to Your Advantage – Inc.com