TẠI SAO GIAO TIẾP VỚI XÃ HỘI KHIẾN NGƯỜI HƯỚNG NỘI BỊ KIỆT SỨC?
Chúng mình sẽ mở đầu bằng một câu chuyện nhé
Một người hướng ngoại và hướng nội bước vào một quán bar.
Đó là một đêm thứ bảy, vì vậy mọi người đang nhảy rất hăng say. Một ban nhạc cover ngân nga trên sân khấu. Trong khi đó, hàng chục người đứng thành nhóm, tay cầm ly rượu và gần như hét lên để được lắng nghe.
Người hướng ngoại tiếp nhận bối cảnh này và trở nên phấn khích. Anh ấy nhìn thấy các cơ hội xã giao ở khắp mọi nơi. Có thể là một phụ nữ hấp dẫn ở quán bar, những người bạn để nói chuyện, cơ hội để thả lỏng và vui vẻ. Anh ta đi thẳng đến nhóm bạn của mình, vỗ vào lưng một trong số họ và gọi một cốc bia.
Người hướng nội thì nhìn nhận tình huống rất khác. Anh ấy lùi lại một lúc, nhìn quanh, thu nhận mọi thứ. Sau đó, anh ấy lặng lẽ bước đến chỗ những người bạn của mình. Anh ấy cảm thấy choáng ngợp khi bị nhấn chìm trong tiếng ồn và các hoạt động quá sôi nổi, nhưng anh ấy tự nhủ mình hãy thư giãn. Sau tất cả, điều này đáng lẽ phải rất vui.
Và người hướng nội cố gắng để tận hưởng niềm vui này trong một thời gian. Nhưng nó không thể kéo dài.
Chẳng mấy chốc, người hướng nội trở nên mệt mỏi. Cơ thể của anh ấy không chỉ cảm thấy kiệt quệ về thể chất mà đầu óc cũng trở nên mơ hồ và chậm chạp. Anh ấy rất muốn về nhà – hoặc ít nhất là ở bên ngoài – nơi yên tĩnh và thanh bình, để anh ấy có thể ở một mình. Anh ấy đang bị “suy nhược hướng nội”.
Vậy làm sao để người hướng nội giảm bớt căng thẳng khi nói chuyện? Tham khảo Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để khám phá cách làm chủ cuộc trò chuyện một cách tự nhiên bạn nhé.
Anh ấy liếc nhìn người hướng ngoại, người vẫn đang trò chuyện với bạn bè của mình. Trông họ không có dấu hiệu gì gọi là mệt mỏi. Trên thực tế, người hướng ngoại trông còn tràn đầy năng lượng hơn so với khi họ đến.
Nghe có vẻ quen nhỉ?
Nếu bạn từng thắc mắc tại sao lại cảm thấy kiệt sức khi giao tiếp với xã hội, thì có một lý do được giải thích từ cơ sở khoa học rất thực tế. Nó liên quan đến hệ thống dây thần kinh độc đáo của những người hướng nội.
Một vài lưu ý
Đầu tiên, chúng ta hãy làm rõ một vài điều. Kịch bản trên chỉ là một ví dụ và khái quát hóa. Không phải người hướng ngoại nào cũng tổ chức tiệc tùng vào cuối tuần. Và đôi khi ngay cả những người hướng nội như chúng ta cũng rất nhiệt tình tham gia hoạt động. Tất cả đều có những hành động hướng ngoại hay hướng nội tùy thuộc vào từng thời điểm.
Theo Carl Jung, người sáng lập tâm lý học phân tích, không có thứ gọi là hướng nội hay hướng ngoại “thuần túy”. Mọi người đều rơi vào đâu đó trên thang trượt xác định hướng nội và hướng ngoại.
Thứ hai, giao tiếp xã hội thực sự đang làm tất cả mọi người bị kiệt sức. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Helsinki cho thấy những người tham gia báo cáo mức độ mệt mỏi cao hơn ba giờ sau khi giao tiếp xã hội. Cho dù họ là người hướng nội hay hướng ngoại.
Mức độ mệt mỏi của họ phụ thuộc vào một vài yếu tố: Họ đã gặp bao nhiêu người, cường độ tương tác và mức độ họ có một mục tiêu cụ thể trong đầu. Có nghĩa là cả người hướng nội và người hướng ngoại đều cảm thấy mệt mỏi sau khi giao tiếp xã hội. Bởi vì hoạt động này tiêu tốn nhiều năng lượng. Bạn phải trò chuyện, lắng nghe và xử lý những gì đang được nói cùng một lúc.
Tuy nhiên, có một số khác biệt rất thực tế giữa người hướng nội và người hướng ngoại.
Người hướng nội, hướng ngoại và “phần thưởng”
Những khác biệt này có liên quan đến “phần thưởng”. Phần thưởng là những thứ như có được số điện thoại của một người lạ hấp dẫn, được thăng chức trong công việc hoặc đơn giản chỉ là ăn một bữa ngon.
Tất cả chúng ta đều được hưởng phần thưởng. Tất cả chúng ta đều muốn phần thưởng. Nhưng người hướng nội và hướng ngoại phản ứng khác nhau hoàn toàn.
Để hiểu tại sao giao tiếp xã hội nhanh chóng làm hao mòn người hướng nội, tôi đã nói chuyện với Colin DeYoung, giáo sư tâm lý học tại Đại học Minnesota, người gần đây đã xuất bản một bài báo về hướng nội. DeYoung, giống như các chuyên gia khác, tin rằng những người hướng ngoại có hệ thống dopamine mạnh mẽ hơn những người hướng nội.
Dopamine là gì?
Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh. Nó giúp kiểm soát một số chức năng bằng cách gửi tín hiệu giữa cơ thể và não bộ. Đôi khi được gọi là “hormone hạnh phúc”, nó liên quan đến những cảm xúc tích cực như hạnh phúc, hưng phấn và tập trung. Dopamine đóng một vai trò quan trọng trong một loạt các chức năng của cơ thể, từ chuyển động đến giấc ngủ và tâm trạng. Khi bạn cảm thấy thích thú — chẳng hạn như ăn những món ăn yêu thích hoặc thậm chí khi quan hệ tình dục — não của bạn sẽ giải phóng dopamine.
Có thể có một mặt tối đối với dopamine. Nó liên quan đến chứng nghiện. Ví dụ, một số loại thuốc cấm sẽ kích thích giải phóng và tăng lượng chất này trong não, đây là cách khiến mọi người bị nghiện. Từ đó, có thể thấy tác dụng mạnh mẽ của dopamine.
Người hướng ngoại có hệ thống Dopamine tích cực hơn
Bởi vì những người hướng ngoại có hệ thống dopamine hoạt động tích cực hơn, nên họ hào hứng hơn với khả năng được khen thưởng. Dopamine cung cấp cho họ năng lượng để bắt chuyện với một người lạ hoặc đi chơi ở quán bar. Mặc dù những điều này rất mệt mỏi, nhưng dopamine giúp làm giảm đi những áp lực của họ. Tưởng tượng đơn giản là giống như uống một tách espresso trước khi chạy đua vậy.
Dopamine thậm chí còn giải thích tại sao những người hướng ngoại có thể nói to hơn, nhanh hơn và tự tin hơn. Đây là những cách để thu hút sự chú ý nhiều hơn đến bản thân và định vị bản thân để đạt được phần thưởng xã hội.
Người hướng nội cũng có dopamine, nhưng hệ thống dopamine của chúng ta không được mạnh mẽ như của người hướng ngoại.
Có một hệ thống dopamine ít hoạt động hơn cũng có nghĩa là những người hướng nội có thể thấy những mức độ kích thích nhất định — như tiếng ồn lớn và nhiều hoạt động — trở nên khó chịu và mệt mỏi. Nó giải thích tại sao người hướng nội trong kịch bản quán bar ở trên sẵn sàng trốn thoát chỉ sau một thời gian chịu đựng trong bar.
Siêu năng lực của người hướng nội
Người hướng nội không tìm kiếm phần thưởng ở mức độ giống như người hướng ngoại. Đây có phải là một điều xấu? Theo tôi là không. Đó thực sự là siêu năng lực của người hướng nội. Bởi vì thay vì tìm kiếm phần thưởng bên ngoài, thì họ sẽ đi tìm kiếm ý nghĩa bên trong.
Họ nghiên cứu một chủ đề đơn giản chỉ vì niềm vui học được điều gì đó mới. Về công việc, họ tìm kiếm một điều kiện không chỉ là tiền lương. Họ mong muốn có được chiều sâu và sự thân mật trong các mối quan hệ của mình – một sự kết nối từ tâm trí tới trái tim, hơn là có quá nhiều người quen thông thường.
Nếu không có hệ thống dopamine ít hoạt động hơn so với người bình thường, thì người hướng nội sẽ không thực hiện những hoạt động này nhiều như vậy.
Tuy nhiên, tôi không có ý quy chụp 1 loại đặc điểm cho nhóm người nào, dù họ hướng nội hay hướng ngoại. Đôi khi những người hướng ngoại theo đuổi các hoạt động yên tĩnh, bổ ích về bản chất; đôi khi những người hướng nội cũng sẽ tìm kiếm địa vị và những phần thưởng bên ngoài khác. Nhưng một cuộc sống khỏe mạnh, thành công cho bất kỳ ai nên bao gồm cả hai yếu tố trên.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Thương mời bạn ghé xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show
Như vậy, làm sao để quá trình giao tiếp có thể giảm bớt áp lực cho người hướng nội? Tham gia Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để khám phá cách làm chủ cuộc trò chuyện một cách tự nhiên bạn nhé.
Bài viết tham khảo tại: Why Is Socializing Exhausting for Introverts? Here’s the Science – Introvert, Dear