TẠI SAO CUỘC GỌI VIDEO LẠI KHIẾN NGƯỜI HƯỚNG NỘI KIỆT SỨC?
Các cuộc họp, tiệc công ty, hội nghị, hẹn hò, thậm chí là bữa tối Lễ Phục sinh,…kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19, với lệnh yêu cầu bắt buộc ở nhà có hiệu lực ở nhiều nơi trên toàn thế giới, hầu hết mọi tương tác xã hội đã chuyển mình sang hình thức trực tuyến.
Điều này thoạt nhìn có vẻ như là một tín hiệu tốt cho người hướng nội. Không gian trực tuyến là người hướng nội – “những người yên tĩnh” thường phát triển mạnh. Bạn thậm chí không cần phải rời khỏi nhà để tham gia Zoom. Bạn có thể làm điều đó một cách thoải mái trong phòng ngủ của chính mình, mặc kệ đám đông và mặc quần thể thao nếu bạn thích.
Thế nhưng… các cuộc gọi video dường như không phải là một “thiên đường” cho người hướng nội.
Theo các chuyên gia, sự mệt mỏi khi phải tham gia các cuộc gọi video là có thật. Bất kể bạn thuộc nhóm hướng nội, hướng ngoại hay “hướng nào khác”. Nhưng đối với những người hướng nội, việc tham gia Zoom (và Skype, Google Hangouts, FaceTime, Houseparty, v.v.) có thể coi như một “địa ngục”. Và bài viết bên dưới đây là những lý do giải thích cho vấn đề này:
Đã xác minh: Các cuộc gọi video còn mệt mỏi hơn cả cuộc sống thực tế
Bạn có cảm thấy mệt mỏi khi phải giao tiếp với người khác? Tham khảo ngay Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để tìm hiểu về phương pháp giao tiếp thật tự tin và thoải mái nhé
1. Gọi video khiến bạn tiêu hao quá nhiều năng lượng
Thea Orozco, tác giả của cuốn sách The Introvert’s Guide to the Workplace: “Các cuộc gọi điện video thực sự có thể gây mệt mỏi hơn là tương tác trực tiếp. Lý do là: trong một cuộc gọi video, bộ não của bạn phải làm việc nhiều hơn để diễn giải các tín hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể và giọng nói. Phải dành sự chú ý nhiều hơn đồng nghĩa với việc bạn phải đốt cháy nhiều năng lượng hơn.”
(Đây cũng là lý do tại sao chúng ta nói chuyện ở chế độ rảnh tay trên điện thoại di động sẽ gây ảnh hưởng đến việc lái xe. Nhưng khi ta nói chuyện với ai đó trong xe thì không bị như vậy. Các cuộc gọi video về cơ bản giống như mọi người đều “say rượu khi lái xe” trong suốt cuộc họp.)
Ngoài ra, vì hầu hết mọi người chỉ để lộ khuôn mặt qua cuộc gọi video, nên bạn sẽ có thể bỏ lỡ những chi tiết quan trọng. Ví dụ, bạn không thấy họ vặn vẹo tay, khoanh tay hoặc rung chân một cách thiếu kiên nhẫn. Orozco nói: “Bởi vì chúng ta đang bỏ lỡ rất nhiều tín hiệu cảm xúc xảy ra trực tiếp, bộ não của chúng ta có thể hoạt động quá mức để cố gắng bù đắp cho sự thiếu hụt thông tin này, dẫn đến việc tiêu hao nhiều năng lượng hơn”.
2. Sự mâu thuẫn kỳ lạ
Tương tự như vậy, các cuộc gọi video tạo ra một kiểu mâu thuẫn kỳ lạ. Gianpiero Petriglieri, phó giáo sư tại INSEAD, nói với BBC rằng mặc dù các cuộc gọi video mang tâm trí chúng ta lại với nhau, nhưng cơ thể chúng ta vẫn biết rằng chúng tách biệt với nhau. “Sự mâu thuẫn đó khiến người ta nảy sinh những cảm xúc trái ngược nhau thật mệt mỏi. Bạn không thể thoải mái tham gia vào cuộc trò chuyện một cách tự nhiên”.
3. Sự im lặng
Ngoài ra, chúng ta có thể nhận ra vấn đề về “sự im lặng”. Bất kỳ ai đã từng thực hiện cuộc gọi video đều biết rằng công nghệ này tạo ra vô số cơ hội cho cuộc hội thoại trở nên im lặng đến khó xử. Petriglieri nói: “Trong các cuộc trò chuyện ngoài đời thực, những khoảng lặng đó tạo ra một nhịp điệu tự nhiên. Tuy nhiên, trong các cuộc gọi điện video, sự im lặng khiến bạn lo lắng rằng ứng dụng bị lỗi hoặc bạn bị mất kết nối internet”.
Khi online, sự im lặng cũng có thể tạo ra ấn tượng sai lầm. Một nghiên cứu năm 2014 đã xem xét về thời gian trễ trên điện thoại hoặc hệ thống hội nghị và phát hiện ra rằng độ trễ chỉ 1.2 giây đã có thể khiến mọi người thấy người trả lời kém thân thiện hoặc kém tập trung hơn.
4. Vấn đề về công nghệ
Một cuộc gọi điện video có thể nhanh chóng bắt đầu giống như một tập phim tồi tệ của “Black Mirror”. Đây là một tập phim có nội dung rằng bạn bị mắc kẹt khi xem bạn bè (hoặc đồng nghiệp) trên TV, trong khi đồng thời thực hiện một chương trình của riêng mình. Khi đã hiển thị trên màn hình, bạn sẽ cảm thấy không thể ngừng nhìn vào khuôn mặt của chính mình. Khía cạnh công nghệ này của Zoom lại là một sự hút năng lượng tinh thần khác.
Điều gì xảy ra khi người hướng nội tham gia cuộc gọi video?
Hãy cùng bàn luận xem nào. Rằng bạn mang theo những tình huống mệt mỏi chúng mình đã kể ở trên và ném một người hướng nội vào đó. Liệu điều gì sẽ xảy ra?
1. Thêm nhiều thách thức bắt buộc phải đối mặt
Người hướng nội dễ bị mệt mỏi với xã hội hơn người hướng ngoại. Nhưng sự mệt mỏi mới chỉ là bước đầu tiên. Các cuộc gọi điện video đưa ra thêm một số thách thức nhất định khác đối với người hướng nội – “những thách thức thầm lặng” mà người hướng ngoại có thể không gặp phải.
Nếu bạn là người hướng nội, có lẽ bạn đã biết rằng mình thường sẽ nghĩ ra những ý tưởng hay ho nhất khi có cơ hội hay thời gian để suy ngẫm.
Orozco đã phát biểu: “Các cuộc gọi video, hầu hết là các hoạt động nhóm, không phát huy được thế mạnh hướng nội này. Thêm vào đó, vì giao tiếp trực tuyến nên cuộc hội thoại sẽ cảm thấy khó hiểu hơn nhiều. Khi ai đó nói chuyện xong trong cuộc gọi video, một người hướng nội cần thời gian tạm dừng để tổng hợp lại thông tin nhận trong cuộc trò chuyện. Chưa kể đến sự khó khăn khi lời nói thường xuyên bị gián đoạn, làm tăng thêm sự thất vọng và choáng váng trong các cuộc gọi video nhóm”.
2. Trong thời gian đại dịch, đây là một vấn đề nghiêm trọng
Có thể các cuộc gọi điện video trong các trường hợp khác nhau sẽ bớt mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, khi chúng ta đang ở giữa một đại dịch chết người trên toàn thế giới, mang tên Covid-19, và nó thật tồi tệ. Mức năng lượng cơ bản của chúng ta trở nên thấp. Chúng ta thức suốt đêm, có những giấc mơ kỳ lạ, và đơn giản là cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Chúng ta cần thêm năng lượng để luôn cảnh giác — và sống sót — trong một cuộc khủng hoảng.
Sự thiếu năng lượng đó tăng gấp đôi đối với người hướng nội: “Mặc dù trong đại dịch có vẻ như là thiên đường của những người hướng nội, nhưng nó đã khiến nhiều người hướng nội bị kiệt sức vì họ thường xuyên ở gần những thành viên hướng ngoại trong gia đình. Và nhiều người hướng nội đã nhận thấy rằng làm việc tại nhà đã dẫn đến nhiều cuộc họp hơn!” (Orozco)
Trước đại dịch hầu hết chúng ta đều có không gian riêng cho các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của mình: Công việc, trường học, bạn bè, gia đình. Nhưng giờ đây, tất cả đều diễn ra ở một nơi. Lý thuyết về sự phức tạp của bản thân cho thấy có nhiều khía cạnh đối với ý thức về bản thân của một người và rất nhiều khía cạnh đó phụ thuộc vào hoàn cảnh.
Nói cách khác, bạn là một người hơi khác ở nơi làm việc, khi ở nhà, với nhóm bạn này hay nhóm bạn khác. Và sự đa dạng đó thực sự lành mạnh. Khi những khía cạnh này bị hạn chế, chúng ta dễ bị buồn bã và lo lắng hơn.
“Chúng ta bị giới hạn không gian của riêng mình, trong bối cảnh khủng hoảng rất dễ gây lo lắng, và không gian tương tác duy nhất của chúng ta là cửa sổ máy tính”. (Petriglieri)
3. Cách chống lại sự mệt mỏi khi tham gia cuộc gọi video
Các cuộc gọi video có thể sẽ không biến mất. Trên thực tế, điều này đã và đang diễn ra ngay cả sau khi lệnh yêu cầu ở nhà kết thúc. Làm việc từ xa đã trở thành tiêu chuẩn đối với một số công việc nhất định. Bởi vì lúc này các công ty đã có sẵn các quy trình và công cụ quản lý online cũng như kết quả tham khảo của hàng tuần, hoặc thậm chí hàng tháng.
Vậy một người hướng nội nên làm những gì?
Chia sẻ này đặc biệt không chỉ dành riêng cho người hướng nội. Nếu là một người chuẩn bị được phỏng vấn qua các cuộc gọi video trực tuyến, thì chúng mình tin rằng bạn nên tham khảo thêm các bài viết về Cách giao tiếp ấn tượng khi tham gia phỏng vấn online
Còn nếu bạn đang là một nhân viên, Orozco gợi ý rằng hãy đề cập đến sự mệt mỏi khi tham gia cuộc gọi online với lãnh đạo của bạn. Nhiều người đang phải đối phó với ‘sự mệt mỏi do đại dịch’ bên cạnh “sự mệt mỏi của Zoom”. Đôi khi rất có thể sếp của bạn cũng đang gặp phải một số khó khăn đó. Khi nêu vấn đề này với cấp trên, hãy cố gắng tìm ra giải pháp. Thay vì liên lạc trao đổi qua video mỗi sáng, liệu có thể chỉ dùng Google Tài liệu hoặc Sharepoint để thay thế hay không?
Nếu là nhà lãnh đạo, bạn cũng nên giảm thiểu số lượng cuộc họp online mà bạn tổ chức. Trước khi lên lịch cho bất kỳ điều gì, người quản lý nên xác định mục tiêu của cuộc gọi video và liệu có thể hoàn thành theo cách ít tốn thời gian hơn hay không, chẳng hạn như thông qua email.
Khi nói đến bạn bè và gia đình của bạn, hãy thực hiện một cách tiếp cận tối giản tương tự. Bạn không cần phải bịa ra những lý do để bỏ qua cuộc gọi nhóm. Nếu bạn muốn giải thích, hãy nói ngắn gọn và trung thực: “Tôi chỉ không sẵn sàng cho một cuộc gọi điện video ngay bây giờ”, “Tôi cần một chút thời gian cho bản thân mình” hoặc thậm chí, “Tôi đang cố gắng giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử.”
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show
Các “hướng nội” ơi, bạn có cảm thấy các cuộc gọi video đang làm cạn năng lượng của mình không? Tham khảo ngay Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để tìm hiểu về phương pháp giao tiếp thật thảnh thơi nhé!
Bài viết tham khảo tại: Attitude: Why Zoom Calls Are So Draining for Introverts – Introvert, Dear