GIÃI BÀY TÂM SỰ CÙNG CHA MẸ SAO MÀ KHÓ THẾ?
Thực tế là cha mẹ nào cũng muốn điều tốt nhất cho con mình. Và cũng rất thực tế là con cái không phải lúc nào cũng đồng ý với những gì cha mẹ cho là tốt nhất. Vì định nghĩa về “tốt nhất” rất khác nhau đối với mỗi người. Do đó, khoảng cách thế hệ có thể gây ra nhiều vấn đề trong mối quan hệ cha mẹ và con cái. Điều này sẽ khiến cả hai bên cảm thấy bị hiểu lầm, bị bỏ rơi hoặc không được coi trọng.
Tại sao khoảng cách xảy ra?
Cho dù cha mẹ có cố gắng đến đâu đi chăng nữa, thì họ vẫn không thể nào đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của con cái mình. Điều này là khá bình thường, bởi cha mẹ cũng là con người, mà con người đâu ai hoàn hảo.
Từ sơ sinh, trẻ em đã thường xuyên giao tiếp với cha mẹ. Chúng tiếp nhận những đặc điểm của cha mẹ, lắng nghe lời nói và bắt chước hành vi của họ, theo một cách có ý thức và vô thức. Khi đứa trẻ còn nhỏ, cha mẹ là đại diện cho “chuẩn mực” của việc trưởng thành. Khi lớn lên, chúng bắt đầu nhìn cha mẹ một cách thực tế hơn, với tất cả những đặc điểm tích cực và tiêu cực của họ. Một cách tự nhiên, chúng trở thành những con người độc lập, muốn làm mọi thứ theo cách của mình chứ không phải theo cách của cha mẹ. Ngoài ra, khi mà những đứa trẻ ngày ấy, bây giờ đã gần đến tuổi làm cha làm mẹ. Chúng có thể đã buồn bực vì nhận ra rằng, có thể cuộc đời chúng sẽ tốt hơn nếu có cha mẹ “hoàn hảo hơn”.
Khoảng cách giao tiếp xảy ra do quan điểm và nhu cầu khác nhau của trẻ em so với cha mẹ. Nghiên cứu cho thấy rằng trong hầu hết các khoảng thời gian, trẻ em đều không hài lòng khi trong mối quan hệ với cha mẹ. Chúng cảm thấy bị áp lực, không được thấu hiểu hoặc bị quản lý quá gắt gao. Về phía các bậc phụ huynh, họ lại cảm thấy bị bỏ rơi, không được quan tâm và không được con cái lắng nghe.
Những xung đột phổ biến giữa cha mẹ và con cái là gì?
Các vấn đề phát sinh luôn phụ thuộc vào trạng thái giao tiếp giữa hai bên. Và mối quan hệ này không ngoại lệ, một số chủ đề xung đột lớn giữa cha mẹ và con cái thường xảy ra được liệt kê như ở dưới đây.
Phong cách sống
Đứng đầu danh sách này có lẽ là sự khác biệt về phong cách sống. Khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái khiến họ khó hiểu nhau hơn. Đối với các bậc cha mẹ, những thứ mới thường có vẻ sẽ nguy hại hoặc tồi tệ. Trong khi đối với trẻ em, những điều xưa cũ đều quá lạc hậu và không phù hợp với lối sống với thời đại mà chúng được sinh ra.
Vì vậy, cha mẹ sẽ thường xuyên cố gắng áp đặt quan điểm của họ về lối sống cho con cái. Họ cảm thấy rằng kinh nghiệm sống dày dặn đã khiến họ nghĩ đúng và mong muốn chia sẻ điều đó với con cái của họ. Tuy nhiên, đôi khi những lời khuyên bảo này được kết hợp với những biểu hiện thất vọng hoặc không tán thành lối sống của trẻ. Và điều này gây ra những hiểu lầm đáng tiếc và mâu thuẫn trong giao tiếp.
Trải nghiệm trong quá khứ và khủng hoảng gia đình
Trong một gia đình, các trải nghiệm và vấn đề trong quá khứ có thể tích tụ những điều tiêu cực nếu không được giải quyết. Những cảm xúc này cứ kéo dài và dần dần chuyển thành cảm giác không thích chia sẻ cùng nhau nữa, dẫn đến mức độ chịu đựng thấp. Theo thời gian, ngay cả những bất hòa nhỏ nhất cũng có thể gây ra nhiều cảm xúc bùng nổ.
Nếu một số khủng hoảng gia đình trong quá khứ làm xáo trộn mối quan hệ cha mẹ và con cái, chúng cần được làm rõ và thảo luận cởi mở. Thông thường, những vấn đề này rất phức tạp và cần có sự trợ giúp của bác sĩ trị liệu.
Tình trạng hôn nhân hoặc con cái
Một nguồn xung đột thường xuyên khác là tình trạng hôn nhân của đứa trẻ. Khi cha mẹ già đi, họ muốn có cháu để chăm sóc. Nó mang lại cho họ cảm giác ổn định và yên tâm khi mình vẫn còn giá trị. Vì vậy, họ liên tục nài nỉ con cái kết hôn hoặc sinh con đẻ cái.
Đối với những người trẻ thời nay, đây có thể là một cuộc trò chuyện rất khó chịu. Họ có thể cảm thấy chưa sẵn sàng, có thể chưa muốn có bạn đời nghiêm túc. Hoặc cũng có thể chỉ muốn tập trung lo cho sự nghiệp bản thân, hoặc đơn giản là không muốn trở thành cha mẹ.
Ổn định kinh tế và sự nghiệp
Đi cùng với tình trạng hôn nhân hoặc con cái, chủ đề về sự nghiệp và ổn định kinh tế cũng có thể là một lĩnh vực dễ gây xung đột. Đối với những bậc phụ huynh đã lớn lên trong cảnh nghèo khó, họ sẽ luôn thuyết phục con cái mình cố gắng làm việc để trở nên giàu có.
Điều này cũng xuất phát từ ý tốt, nhưng con cái có thể phản ứng tiêu cực với cuộc trò chuyện này. Cơ cấu xã hội và thị trường kinh tế đang thay đổi nhanh chóng nên dù có cố gắng thì việc trở nên giàu có cũng rất khó khăn. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn nếu đứa trẻ thậm chí không cố gắng xây dựng sự nghiệp hoặc không muốn làm việc chút nào.
Làm thế nào để thu hẹp khoảng cách trong giao tiếp giữa cha mẹ và con cái?
Hãy nỗ lực để hiểu về quan điểm đối lập
Khi bạn cố gắng để hiểu làm thế nào và tại sao đối phương lại suy nhữ như vậy về một vấn đề gì đó, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu với họ hơn. Cùng với đó, bạn cũng có cơ hội để nhìn nhận tình huống từ góc độ thứ ba và đánh giá nó một cách khách quan.
Mặc dù khó, nhưng điều quan trọng là vẫn cảm thấy được kết nối với người khác, ngay cả khi xung đột. “Chúng ta chống lại nhau” sẽ chỉ làm hiểu lầm càng thêm trầm trọng. “Chúng ta cùng chống lại vấn đề” sẽ mang lại sự đoàn kết và cảm giác gắn bó với nhau.
Thể hiện cảm xúc bản thân theo cách chính xác nhất có thể và tích cực lắng nghe
Nếu chúng ta bày tỏ toàn bộ cảm xúc của mình, chúng ta sẽ tăng cơ hội được thấu hiểu, hỗ trợ và tìm ra giải pháp.
Hãy nói chuyện với cha mẹ hoặc con của bạn và nói với họ những gì bạn nghĩ. Không phải la hét, đổ lỗi, chỉ trỏ, hoặc bác bỏ gay gắt. Thay vào đó, hãy cố gắng bình tĩnh chia sẻ suy nghĩ của bạn, điều bạn thích và không thích khi giao tiếp với đối phương.
Ngoài ra, xin lưu ý rào cản của ngôn ngữ. Cách chúng ta cảm nhận một số từ, cấu trúc hoặc ý tưởng trừu tượng không phải luôn là điều phổ biến cho tất cả mọi người. Vì vậy, nếu bạn cố gắng giải thích điều gì đó mà họ không hiểu, có thể bạn đã không giải thích nó bằng ngôn ngữ của người nghe.
Bên cạnh đó, một khía cạnh khác của giao tiếp tốt là việc lắng nghe tích cực. Đừng nghe để trả lời, hãy nghe để hiểu. Hãy nỗ lực để hiểu người khác, đặt câu hỏi nếu có điều gì đó không hiểu và trả lời một cách trung thực nhưng lịch sự.
Cho đi để nhận lại
Kết quả của giao tiếp suy cho cùng chính là sự thỏa hiệp. Vấn đề hiếm khi hoàn toàn phụ thuộc vào một trong hai bên. Hầu hết thời gian là cả hai cùng thỏa hiệp để đi đến kết luận một vấn đề gì đó. Vì vậy, hãy cố gắng thỏa hiệp. Khi bạn cho đi một điều gì đó thì bạn cũng sẽ nhận lại được điều tương tự.
Nhận sự giúp đỡ từ chuyên gia
Bạn có thể đã cố gắng giải quyết các vấn đề giao tiếp của mình trong nhiều năm mà không có kết quả khả quan. Phần khó khăn về giao tiếp trong gia đình là nó thể bị cắt một cách dứt khoát do dù mối quan hệ các thành viên có tệ thế nào đi nữa. Nhưng cuộc trò chuyện ấy chứa đầy những cảm xúc tiêu cực. Lời đã nói, hành động đã làm, chất chồng chất chồng. Vì vậy, đôi khi nên nhờ sự giúp đỡ của một chuyên gia.
Một người tư vấn giỏi có thể hướng dẫn cả hai bên vượt qua cảm xúc của họ, giúp họ hiểu mình và hiểu nhau. Đừng đợi cho đến khi mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát, Hãy bắt đầu cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn khi còn có thể.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show
Bạn có biết, kỹ năng giao tiếp khéo léo đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống? Tham khảo Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để thấu hiểu bản thân và xây dựng mối quan hệ lành mạnh hơn bạn nhé.
Bài viết tham khảo tại: How to Bridge the Gap in Communication – Roadtotherapy