NGƯỜI HƯỚNG NỘI RẤT COI TRỌNG SỰ GIAO TIẾP (PHẦN 2)
Trong phần trước, chúng ta đã biết được sự thật là người hướng nội không hề ghét giao tiếp, họ chỉ làm điều đó theo cách riêng của mình. Qua bài viết phần 1, chúng ta đã biết được hai lý do đầu tiên và quan trọng nhất khiến người hướng nội quan tâm đến vấn đề giao tiếp. Ở phần 2 này, bạn hãy cùng 9soul khám phá thêm những lý do chứng minh cho sự thật thú vị này nhé!
Tại sao người hướng nội coi trọng giao tiếp hơn mọi người nghĩ? (phần tiếp theo)
3. Chúng ta ưu tiên sự rõ ràng — tâm trí của chúng ta luôn làm việc ngoài giờ để tìm ra câu trả lời cho sự không chắc chắn.
Một điều mà nhiều người hướng nội quen thuộc đó là suy nghĩ quá nhiều. Bộ não của chúng ta đôi khi có thể bị rối loạn với vô số suy nghĩ đang tranh giành sự chú ý, sự ưu tiên của chúng ta. Bạn có biết điều gì có khả năng kích thích trí óc của chúng ta hoạt động quá mức không? Đó chính là những trao đổi giao tiếp mơ hồ hoặc không rõ ràng.
Từ sự “không chắc chắn” khi gặp gỡ những người mới và tìm hiểu phong cách giao tiếp của họ đến sự căng thẳng khi đặt hàng trăm câu hỏi tại nơi làm việc, có vô số tình huống mà tâm trí chúng ta phải làm việc thêm giờ để tìm câu trả lời cho sự không chắc chắn.
Đối với tôi, những câu hỏi này có xu hướng xoay quanh các hướng dẫn mơ hồ hoặc không đầy đủ. Tôi thường bắt đầu một dự án chỉ để thấy rằng các hướng dẫn mà tôi nghĩ là đen trắng thực ra lại là màu xám, và cuối cùng tôi yêu cầu làm rõ mọi thứ, đặc biệt là những chi tiết chưa ai xem xét. Nhấn mạnh vào cách giao tiếp rõ ràng và nhất quán là một phương pháp mà người hướng nội có thể mang lại sự bình yên cho tâm trí.
Như một động lực bổ sung để ưu tiên sự rõ ràng, “những người trầm lặng” chúng ta có xu hướng tránh xung đột bằng bất cứ giá nào. Một trong những cách tốt nhất chúng ta có thể làm là tránh càng nhiều thông tin sai lệch càng tốt. Để làm được điều đó, chúng ta cố gắng đạt được những kỳ vọng đi kèm hướng dẫn và ngôn ngữ rõ ràng. Tôi không thể nói cho bạn biết đã bao nhiêu lần chồng tôi và tôi bực bội với nhau chỉ để biết rằng chúng tôi đang cố gắng nói chính xác cùng một điều, chỉ là theo hai cách rất khác nhau.
Rất may, chúng tôi thường có thể cười về điều này sau khi sự việc xảy ra, nhưng nó không có nghĩa là làm giảm bớt sự thất vọng vào lúc đó! Đây chỉ là một trong nhiều lý do khiến người hướng nội thích viết hơn là nói — nó cho phép chúng ta có thời gian sắp xếp suy nghĩ và chỉnh sửa từ ngữ cho đến khi chúng vừa ý.
Người hướng nội vẫn thích được viết để sắp xếp suy nghĩ và chỉnh sửa từ ngữ cho đến khi vừa ý. Mặc dù yêu cầu sự rõ ràng có thể gây căng thẳng, nhưng chúng ta nên tin vào trực giác và trí óc hoạt động quá mức của mình — chúng biết nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ. Và câu hỏi hoặc nhận xét bổ sung vào sự rõ ràng đó có thể tạo nên điều khác biệt.
4. Chúng ta có thể ủng hộ quyết liệt cho những gì bản thân tin tưởng, chẳng hạn như các dự án đam mê của chính mình
Các mối quan hệ không phải là nơi duy nhất mà người hướng nội tìm kiếm sự ý nghĩa cho bản thân. Việc tìm kiếm và theo đuổi ý nghĩa sâu sắc hơn trong cuộc sống là điều mà người hướng nội rất cần để sống hạnh phúc và khỏe mạnh. Cho dù đó là trong công việc, hoạt động tình nguyện hay cả sở thích. Một khi tìm thấy được mục đích đó, chúng ta – những người hướng nội sẽ trở thành người ủng hộ quyết liệt nhất của nó. Kể cả khi điều đó bắt buộc mình phải nói trước đám đông .
Khi những người hướng nội đam mê một điều gì đó, chúng ta có thể bị coi là thích giao du — và đôi khi thậm chí là hướng ngoại. Mặc dù chúng ta vẫn thích môi trường ít xao động, lấy năng lượng từ bên trong và cần thời gian ở một mình. Tuy nhiên, trong những tình huống mà chủ đề lựa chọn của chúng ta được chú ý, kiến thức của chúng ta sẽ được mở rộng và nâng cao.
Trên thực tế, đó là một lý do khiến rất nhiều chuyên gia mà ta xếp vào kiểu người hướng ngoại ngay từ lần đầu gặp gỡ, nhưng khi được hỏi trực tiếp, họ lại xác định là người hướng nội. Một trong những chuyên gia nổi tiếng nhất trong số này là Bill Gates. Ông ấy có kỹ năng nói trước đám đông, đặc biệt là về những điều ông ấy quan tâm, nhưng ông ấy cũng đã nhiều lần nói về việc trở thành một người hướng nội.
Và một khi người hướng nội tìm thấy mục đích, chủ đề hoặc lý do mà ta tin tưởng, ta có xu hướng khám phá nó với sự kiên trì và năng lượng khác thường. Điều này có thể đưa ta đến con đường trở thành chuyên gia và cũng giúp ta tìm được công việc có ý nghĩa. Theo Lý thuyết Đặc điểm Tự do của Giáo sư Brian Little, điều này vừa có thể nắm giữ bí quyết đáp ứng kỳ vọng của xã hội trong khi vẫn trung thực với chính mình.
Cuốn sách Im lặng của Susan Cain dành hẳn một chương để khám phá lý thuyết này và ý nghĩa của nó đối với “những người trầm lặng” chúng ta. Cô ấy nói: “Theo Lý thuyết Đặc điểm Tự do, chúng ta được sinh ra và được ban tặng về mặt văn hóa với những đặc điểm tính cách nhất định — ví dụ như tính hướng nội — nhưng chúng ta có thể và hành động khác với tính cách để xây dựng, phát triển ‘hình tượng và các dự án cá nhân.”
Điều này diễn ra trong đời sống của mọi người. Nếu ai đó hỏi về bất kỳ dự án cá nhân cốt lõi nào của chúng ta, năng lượng bản thân sẽ tăng vọt và trở nên nói nhiều hơn bình thường.
Người hướng nội có thể khám phá điều họ say mê với tất cả sự kiên trì và năng lượng khác thường, Khi chúng ta tìm thấy những dự án cá nhân cốt lõi này, điều này có thể giúp chúng ta giải quyết những việc như xây dựng mạng lưới quan hệ hoặc nói trước công chúng với năng lượng và sự tự tin rất mới. Rốt cuộc, việc rời khỏi vùng an toàn của chúng ta sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu đó là điều mà chúng ta thực sự tin tưởng!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show
Bạn là người hướng nội và đang tìm kiếm những hướng dẫn hữu ích để giao tiếp hiệu quả hơn? Tham khảo ngay Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để tận hưởng những cuộc trao đổi thật thú vị bạn nhé.
Bài viết tham khảo tại: Why Introverts Value Communication More Than People Think – Introvert, Dear