TẠI SAO BẠN CHƯA CÓ
KỸ NĂNG GIAO TIẾP TỐT?
Trước khi bắt đầu tìm hiểu , đầu tiên phải hiểu rõ về những định nghĩa căn bản của việc giao tiếp, đặt câu hỏi vì sao chúng ta không giỏi giao tiếp và từ đó tìm ra phương án khắc phục.
Kỹ năng giao tiếp là gì?
Vậy ‘giao tiếp’ là gì? Giao tiếp không chỉ đơn thuần là nói chuyện, và một người sẽ không được coi là một người giao tiếp tốt chỉ vì họ có thể cập nhật thông tin sinh động về thời tiết hoặc đưa ra những lời bình luận dí dỏm về một vấn đề nào đó.
Khả năng giao tiếp tốt chính là khả năng cung cấp cho người khác một hình ảnh chính xác về những gì đang xảy ra về đời sống, tình cảm và tâm lý của bạn – đặc biệt là khả năng mô tả những mặt đen tối, khó khăn nhất và khó xử nhất theo cách mà người khác có thể hiểu được, và hơn nữa là có thể thông cảm được.
Kỹ năng giao tiếp tốt là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Một trong những kỳ vọng trong thế giới hiện đại là ai cũng sẽ là ‘một người giao tiếp tốt’. Yếu tố này được coi là trọng tâm để bất kỳ mối quan hệ nào phát triển mạnh mẽ.
Người giao tiếp tốt có kỹ năng nói với người khác những vấn đề dù là có khó hiểu nhất một cách kịp thời, mang tính trấn an và ân cần nhất, giải thích với họ những gì đang xảy ra để ai cũng sẽ không cảm thấy sợ hãi và thông cảm được, chuẩn bị cho việc đó và chấp nhận.
Nhưng tất nhiên, hầu hết chúng ta đều là những người giao tiếp dở tệ – đó là bởi vì có quá nhiều thứ bên trong ta mà chúng ta không thể đối mặt, cảm thấy xấu hổ hoặc khó hiểu về chính bản thân mình – và do đó chúng ta không có khả năng để trình bày những quan điểm của chúng ta một cách thẳng thắn với người mà chúng ta muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với họ.
Có lẽ bạn đã hoàn toàn lãng phí một ngày bằng việc lướt web. Hoặc bạn đang ghen tị với một đồng nghiệp đang hoàn thành tốt mọi thứ trong công việc. Hoặc bạn đang cảm thấy hối hận vì một số hành động ngớ ngẩn mà bạn đã làm vào năm ngoái. Có thể đó là nỗi sợ hãi về một tương lai mù mịt đã khiến bạn trở nên im lặng. Hoặc bạn đã có một cuộc đời mà bạn đã không sống hết mình vì nó. Những suy nghĩ như vậy bên trong chúng ta đơn giản là xấu xí và khó tiêu hóa với não bộ của chúng ta.
Tuy nhiên, khi chúng ta không ‘truyền đạt’ một thông điệp, chúng ta vẫn cố gắng bày tỏ các quan điểm của mình, nhưng chúng ta sẽ hành động một cách không đúng mực khi cố gắng biểu hiện những cảm xúc đó ra. Khi chúng ta không thể xác định một cách lý trí những yếu tố đang khiến chúng ta khó chịu thì chúng ta có thể la hét một cách hung hăng khi ai đó hỏi chúng ta chuyện gì đang xảy ra. Hoặc chúng ta im lặng. Hoặc chúng ta sẽ cố tình né tránh chủ đề đó và không nhắc lại nữa.
Tại sao chúng ta thấy giao tiếp khó khăn như vậy?
Thứ Nhất: Không có hình mẫu tốt để noi theo
Chúng ta học nói bằng cách nghe người khác nói. Và cứ như thế, chúng ta học cách nói về những chủ đề khó vì chúng ta nghe những người khác thảo luận về chúng một cách nhẹ nhàng và tử tế. Nhưng hầu hết chúng ta đã không được lớn lên xung quanh ‘những người giao tiếp tốt’ như kỳ vọng.
Các bậc phụ huynh có thể yêu thương chúng ta, nhưng có thể đôi khi họ đã không thể làm được nhiệm vụ miêu tả những vấn đề phức tạp một cách đúng thời điểm, bình tĩnh và khiến chúng ta yên tâm.
Thay vào đó, họ đã trở nên hung hăng. Họ đi làm về và la hét chúng ta hoặc ai đó khác vì một đồng nghiệp đã làm họ mất mặt hoặc họ đặt bát đĩa xuống bàn một cách giận dữ vì họ cảm thấy bị bỏ rơi trong một trường hợp khác. Những hành động trên chính là những việc làm vô cùng tai hại đã được thiết lập vào đầu con cái của họ là chúng ta.
Thứ Hai: Bạn có thể ‘xấu’ nhưng vẫn tốt không?
Trong cách giáo dục lý tưởng, những người thật sự yêu thương chúng ta sẽ có thể luôn yêu thương mà không đòi hỏi mọi thứ về chúng ta cũng phải tốt. Họ chấp nhận rằng chúng ta có thể đôi khi – bạo lực, tức giận, xấu tính một cách có thể chấp nhận được.
Điều này cung cấp cho chúng ta một bối cảnh quan trọng cho những tình huống giao tiếp sau này, một ấn tượng về khả năng được chấp nhận cơ bản. Rằng một người có thể là chính mình và tin rằng người thân cận có thể hiểu được con người thật của họ (miễn là mọi thứ có lý do đúng đắn). Chúng ta sẽ không cần phải lớn lên thành những kẻ dối trá để đổi lấy tình yêu của người khác.
Nhưng hầu hết chúng ta đều không lớn lên trong bối cảnh lý tưởng như vậy. Chúng ta sẽ cảm thấy rằng nếu có khi nào đó chúng ta mất bình tĩnh với người khác thì chúng ta sẽ mãi bị xem là một kẻ tàn bạo. Hoặc nếu chúng ta thú nhận rằng có một số lúc chúng ta lười biếng thì chúng ta sẽ bị cho là là những kẻ vô công rồi nghề. Hoặc nếu chúng ta tiết lộ những lo lắng của mình về công việc cho người khác, chúng ta sẽ bắt đầu hoảng sợ về sự kém cỏi của mình. Chúng ta cảm thấy tất cả những điều này thay cho cảm giác tự tin vì về cơ bản chúng ta cũng là những người bình thường đang đối mặt với những mong muốn và thách thức trong cuộc sống của mọi người.
Xu hướng chán ghét bản thân – và do đó cho rằng người khác cũng sẽ đánh giá chúng ta một cách khắc nghiệt là một trở ngại chính trong giao tiếp với người khác. Sự xấu hổ cướp đi khả năng diễn đạt một cách hợp lý và chính đáng của chúng ta. Nó khiến chúng ta che giấu những thất bại của mình, cuối cùng khiến chúng ta cảm thấy cách duy nhất để bảo vệ bản thân và duy trì phẩm giá là im lặng. Đó không phải là sự kiêu ngạo ngăn chúng ta giao tiếp tốt mà đó là một nỗi buồn kinh khủng khi sự tự ti về bản thân của một người lớn đến mức không thể chịu đựng được khi có sự hiện diện của một người khác quanh mình chứng kiến điều đó.
Thứ Ba: Có lẽ người khác sẽ đau lòng khi nghe mình nói điều này
Trong nguyên nhân này, tình trạng cha mẹ bỏ bê không quan tâm chỉ là một yếu tố khiến chúng ta lớn lên giao tiếp không tốt. Có một khả năng còn nguy hiểm hơn. Cha mẹ là người yêu thương chúng ta mãnh liệt và là người mà ta tôn thờ. Họ thường mong muốn bạn trở thành một hình mẫu nhất định và bạn không thể để họ thất vọng. Họ rất mỏng manh và nhiệm vụ của bạn là giúp họ được vui vẻ.
“Nếu con nói với ba mẹ một sự thật đúng đắn nhưng vô cùng tồi tệ này thì ba mẹ sẽ đau lòng và tổn thương. Ba mẹ sẽ không bao giờ có thể chịu được sự thật đó.”
Một đứa trẻ có thể đã học cách suy nghĩ này khi phải đối mặt với một người cha mẹ yêu thương, dịu dàng và sâu sắc, người mà (bất kể sự thật là gì) cho bạn cảm giác rằng họ có thể bị tổn thương khi chứng kiến một phần tính cách của bạn không phù hợp với những ý tưởng và suy nghĩ về người con của mình trong họ.
Nếu bạn nói với họ rằng bạn ghét chơi đàn Piano, điều đó sẽ khiến họ bị tổn thương kinh khủng, vì họ đã sắp xếp đặc biệt để bạn có những buổi học đàn Piano, họ rất tự hào về bạn; và họ đã tiết kiệm để mua cây đàn trong nhiều năm. Hoặc nếu bạn nói với họ rằng bạn không thích đi thăm ông bà vào các ngày thứ Bảy, đó có thể là trải nghiệm của sự đau đớn mà đó ba mẹ có thể không bao giờ nguôi ngoai.
Điều này cảnh báo chúng ta về bản chất tương hỗ của giao tiếp tốt. Chúng ta phải cố gắng nói sự thật về bản thân một cách trung thực và tử tế hết sức có thể. Nhưng mặt khác, chúng ta cũng phải cố gắng trở thành người có thể tiếp nhận sự thật một cách duyên dáng, và không đặt ngưỡng chấp nhận cao đến mức người ta bắt buộc phải nói dối chúng ta trong mọi tình huống.
Thứ Tư: Không ai có thể hiểu mình
Không có gì ngạc nhiên nếu đôi khi chúng ta nghĩ rằng chuyện giao tiếp sẽ không bao giờ là ý kiến hay. Chúng ta đã thất bại rất thường xuyên trong quá khứ khi cố gắng nói với đối tác của mình điều gì đó và không mang lại hiệu quả. Vì vậy, chúng ta từ bỏ. Nhưng, nói một cách lạc quan hơn thì nỗi sợ hãi này bị chi phối bởi một giả định sai lầm: rằng chúng ta không bao giờ có thể học cách truyền đạt tốt hơn về những gì đang diễn ra bên trong chúng ta.
Tuy nhiên, nếu chúng ta đi đến quan điểm rằng việc giao tiếp là cực kỳ khó khăn và không ai có thể tự động làm như vậy một cách hoàn hảo được, thì chúng ta có thể diễn giải những thất bại trong quá khứ một cách rộng lượng hơn với bản thân.
Thực tế là việc chúng ta giao tiếp thất bại trong quá khứ không phải là yếu tố quyết định. Chúng ta chỉ cần học cách chấp nhận những mảng tối của bản thân, giảm bớt sự sợ hãi, bình tĩnh trình bày bản thân, không được tự ti về chính bản thân mình… Chúng ta cũng cần đến các lớp học để có thể học cách bỏ lại những vấn đề về chiều sâu như trên mà tự tin thể hiện bản thân mình.
Bạn có thể tham khảo Khóa học để biết cách bỏ lại phía sau những suy nghĩ tự ti về bản thân và học cách rộng lượng hơn với bản thân mình!
Để có kỹ năng giao tiếp tốt trong các mối quan hệ hằng ngày, chúng ta cần rất nhiều thời gian để học cách thực hiện đúng. Việc hiểu rõ những nguyên nhân trên sẽ giúp bạn tìm được và khẳng định quan điểm của mình, nhờ đó khắc phục được nỗi sợ giao tiếp và biến nó thành công cụ để bạn gặt hái thành công trong cuộc sống.
Bài viết tham khảo tại: Why You’re (Probably) Not a Great Communicator – The School of Life
👉 Các bạn muốn giao tiếp, ứng xử, thuyết trình, phản biện một cách thuyết phục trong công việc, cuộc sống hằng ngày? Hãy tham khảo ngay