THẾ NÀO LÀ MỘT NGƯỜI
CÓ KỸ NĂNG LẮNG NGHE?
Giống như hầu hết mọi thứ, câu trả lời nằm ở giáo dục. Nền văn minh của chúng ta chứa đầy những cuốn sách tuyệt vời về cách nói – Cuốn sách “Nhà hùng biện” của Cicero và “Nhà hùng biện” của Aristotle là hai trong số những cuốn sách vĩ đại nhất thế giới cổ đại – nhưng đáng buồn là chưa có ai viết cuốn sách có tên ‘Người lắng nghe’. Có rất nhiều hành động mà người biết lắng nghe thường làm khiến bạn cảm thấy thật tuyệt khi dành thời gian ở gần họ.
Không nhiều người nhận ra nhưng chúng ta thường bị thúc đẩy vào cuộc trò chuyện bởi một lý do gì đó mà vừa mang tính cấp bách vừa không xác định được. Chúng ta đang bận tâm công việc, đang cân nhắc những bước chuyển sự nghiệp đầy tham vọng hơn, chúng ta không chắc liệu công việc đó có phù hợp với chúng ta hay không; một mối quan hệ gặp khó khăn; chúng ta băn khoăn về điều gì đó hoặc cảm thấy hơi buồn chán về cuộc sống nói chung (mà không thể xác định vì lý do tại sao); hoặc có lẽ chúng ta cảm thấy rất hào hứng về một điều gì đó – mặc dù lý do cho niềm đam mê của chúng ta rất khó để xác định.
Về cơ bản, tất cả những điều này đều là những vấn đề cần được làm sáng tỏ của chúng ta. Người biết lắng nghe biết rằng là chúng ta sẽ chuyển đổi tốt nhất – thông qua việc – từ trạng thái tâm trí bị kích động bối rối sang trạng thái tập trung và (hy vọng) thanh thản hơn. Cùng với họ, người biết lắng nghe sẽ tìm ra những gì mới đang trực tiếp tác động tới tâm trí rối bời của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này có xu hướng không xảy ra vì không ai có đủ nhận thức về mong muốn và nhu cầu được làm rõ tâm ý trong cuộc trò chuyện. Không có đủ người có khả năng lắng nghe, vậy nên mọi người có xu hướng khẳng định hơn là phân tích. Họ trình bày theo nhiều cách khác nhau về sự lo lắng, phấn khích, buồn bã hay hi vọng của họ và người đối thoại của họ lắng nghe nhưng lại không có khả năng giúp họ khám phá thêm về vấn đề đó.
Những người nghe giỏi chiến đấu chống lại điều này bằng một loạt . Họ cười nhẹ khi người kia nói: họ đưa ra những ý hỗ trợ nho nhỏ mang tính khích lệ, họ đưa ra những cử chỉ tích cực nhẹ nhàng: một cái thở dài cảm thông, một cái gật đầu động viên, một chữ ‘hmm’ thể hiện sự quan tâm. Lúc nào họ cũng dẫn lối người kia đi sâu hơn vào các vấn đề. Họ có xu hướng nói những câu: ‘cho tôi biết thêm về …’; ‘Tôi đã bị cuốn hút khi bạn nói ..’; ‘tại sao điều đó lại xảy ra, bạn có nghĩ vậy không?’ hoặc ‘bạn cảm thấy thế nào về điều đó?’
Người nghe tốt biết rằng họ sẽ gặp phải sự mơ hồ trong lúc trò chuyện của người khác. Nhưng họ không lên án vấn đề nào cả, cũng không vội vàng hay mất kiên nhẫn, bởi vì họ coi sự mơ hồ là một rắc rối phổ biến và có ý nghĩa quan trọng của tâm trí và điều đó nhấn mạnh nhiệm vụ của một người bạn thực sự, là họ phải giúp đỡ bạn của mình. Người lắng nghe tốt không bao giờ quên rằng việc biết rõ suy nghĩ của chính mình khó và quan trọng đến mức nào. Thông thường, chúng ta sẽ ở rất gần một cái gì đó, nhưng chúng ta sẽ không thể hoàn toàn biết rõ được những thứ thực sự làm phiền hoặc thú vị chúng ta. Người lắng nghe tốt biết rằng việc khuyến khích xây dựng, đi vào chi tiết hơn và nói sâu hơn một chút sẽ rất có ích để chúng ta đánh giá được vấn đề. Chúng ta luôn cần một người, thay vì đưa ra hướng giải quyết, thì họ sẽ chỉ đơn giản nói vài từ: Bạn hãy nói tiếp đi…
Bạn đề cập đến một người anh chị em và họ muốn biết thêm một chút về người đó. Mối quan hệ thời thơ ấu của các bạn đã như thế nào, nó đã thay đổi như thế nào theo thời gian. Họ tò mò không biết liệu mối quan tâm và sự phấn khích của chúng ta đến từ đâu. Họ hỏi những điều như: tại sao điều đó lại làm phiền bạn đến như vậy? Tại sao đó lại là một việc lớn đối với bạn? Họ ghi nhớ những thứ mà bạn đã kể, họ có thể nhắc lại điều gì đó mà bạn đã nói trước đây và bạn cảm thấy họ đang xây dựng cơ sở tương tác sâu hơn đối với bạn.
Nói những điều bâng quơ thật dễ dàng: chúng ta chỉ đơn giản đề cập rằng điều gì đó thật đáng yêu hoặc khủng khiếp, tốt đẹp hoặc khó chịu. Nhưng chúng ta không thực sự khám phá lý do tại sao chúng ta lại cảm thấy như vậy. Một người lắng nghe tốt có một sự nghi ngờ hữu ích và thân thiện đối với một số thứ đầu tiên mà chúng ta nói và những thái độ sâu sắc hơn đang ẩn sâu bên trong chúng ta. Họ xem những điều chúng ta nói như “Tôi chán ngấy công việc của mình” hoặc “Đối tác của tôi và tôi đang có rất nhiều cuộc cãi vã…” và giúp chúng ta tập trung vào những gì thực sự là về công việc mà chúng ta không thích hoặc những cuộc cãi vã đó xảy ra là vì lí do gì.
Họ đang lắng nghe với tham vọng làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản, sâu bên trong. Họ không chỉ coi cuộc trò chuyện là sự trao đổi các giai thoại. Họ đang kết nối lại cuộc trò chuyện đơn giản của hai bạn với những tham vọng triết học của Socrates, người mà những cuộc đối thoại là những ghi chép về những nỗ lực của ông ấy để giúp những người Athens hiểu và kiểm tra những ý tưởng và giá trị cơ bản của chính họ.
Một động thái quan trọng của người nghe tốt là không phải lúc nào cũng nghe theo mọi tiểu tiết mà người nói giới thiệu, vì họ có thể đang lạc hướng và xa rời quan điểm ban đầu. Người nghe tốt thường nghi ngờ hữu ý, khi biết rằng mục đích của họ là tập trung vào các chủ đề cơ bản của người nói, thay vì bàn luận về mọi chủ đề mà bạn nhắc đến. Họ luôn tìm cách đưa người nói trở lại điểm hợp lý cuối cùng của họ bằng cách nói, ‘Vâng, vâng, nhưng bạn vừa nói một lúc trước là.. “. Hoặc, ‘Vậy rốt cuộc, bạn nghĩ nó có ý nghĩa gì…’ Người biết lắng nghe lại là một người ngắt lời chuyên nghiệp. Nhưng họ không (như hầu hết mọi người) chèn ý tưởng của riêng họ vào cuộc trò chuyện; họ ngắt lời để giúp người kia quay lại với mối quan tâm trước của cuộc trò chuyện.
Người lắng nghe tốt không đạo đức hóa suy nghĩ của người khác. Họ biết rõ tâm trí của bạn, đủ để không ngạc nhiên hoặc sợ hãi trước sự kỳ lạ. Họ biết tất cả chúng ta điên rồ như thế nào. Đó là lý do tại sao những người khác có thể cảm thấy thoải mái khi được họ lắng nghe. Họ tạo ấn tượng mà họ nhận ra và chấp nhận sự ngớ ngẩn của chúng ta; họ không nao núng khi chúng ta đề cập đến một mong muốn cụ thể nào đó. Họ cam đoan với chúng ta rằng họ sẽ không phá vỡ lòng tự trọng của chúng ta. Một nỗi lo lớn trong một thế giới cạnh tranh của hiện nay là chúng ta cảm thấy mình không đủ khả năng để thành thật về việc chúng ta đã đau khổ hoặc bị ám ảnh như thế nào. Nói một người rằng họ là một kẻ thất bại hoặc một kẻ hư hỏng cũng có nghĩa là người đó sẽ bị bỏ rơi bởi xã hội. Người lắng nghe tốt báo hiệu sớm và rõ ràng là họ không nhìn chúng ta qua lăng kính như vậy. Tính dễ bị tổn thương của chúng ta là thứ mà họ cảm thấy ấm áp nhiều hơn là kinh hoàng. Thật là quá dễ dàng để kết luận rằng bản thân chúng ta như bị nguyền rủa một cách kỳ lạ hoặc lệch lạc một cách bất thường hoặc không có khả năng làm gì cả. Nhưng người biết lắng nghe đưa ra những lời bình luận của riêng họ, để nói ra quan điểm một cách thẳng thắn về ý nghĩa của việc là một con người bình thường, rằng chúng ta rất khó hiểu và hoàn toàn không hoàn hảo. Họ thú nhận về bản thân họ một cách vừa phải để giúp người khác chấp nhận bản chất của mình và thấy rằng việc trở thành một người cha mẹ chưa tốt, một người yêu không hoàn hảo, một người làm việc chưa tốt không phải là những hành động xấu xa ác độc mà là những nét bình thường của cuộc sống mà người khác vẫn đang cố che đậy đi.
Khi ở cùng những người biết lắng nghe, chúng ta sẽ cảm thấy rất thích thú, nhưng đôi khi, chúng ta không thực sự nhận ra điều mà người này đang làm là tốt đẹp như thế nào. Bằng cách chú ý đến cảm giác vui vẻ của mình, chúng ta có thể học cách phóng đại chúng và đưa chúng cho những người khác xem, những người sẽ nhận thấy, chữa lành – và cũng sẽ làm như vậy với chúng ta. Việc lắng nghe xứng đáng được khám phá như một trong những chìa khóa của một xã hội tốt đẹp.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show
Bạn muốn hiểu thêm về kỹ năng giao tiếp hiệu quả? Tham khảo ngay Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để được hướng dẫn cụ thể bởi những Người đồng hành là giảng viên có nhiều kinh nghiệm.
Bài viết tham khảo tại: How to Be a Good Listener – The School of Life