NGƯỜI HƯỚNG NỘI RẤT COI TRỌNG SỰ GIAO TIẾP (PHẦN 1)
Giống như nhiều người hướng nội, tôi đã quen với việc bị gọi là trầm lặng. Tôi đã chấp nhận thực tế rằng tôi thích những tình huống yên bình hơn những tình huống hỗn loạn và tôi nhận thấy rằng sự chấp nhận đó đã khiến tôi vừa hạnh phúc vừa khỏe mạnh hơn. Nhưng lối sống trầm lặng không phải lúc nào cũng được xã hội chấp nhận dễ dàng như vậy.
Xét cho cùng, ngay cả định nghĩa trong từ điển về tính hướng nội cũng gây trở ngại cho người hướng nội. Những từ như: “người cô đơn”, “người dễ ngại” và “người tiêu cực” là từ đồng nghĩa với “người hướng nội”. Vì vậy, rõ ràng là “những người thầm lặng” chúng ta vẫn bị hiểu lầm một cách đau đớn.
Một trong những hiểu lầm lớn nhất trong định kiến rằng người hướng nội ghét giao tiếp, nói chuyện và tương tác với mọi người. Nhưng đây có phải là sự thật không? Không hề nha.
Chắc chắn chúng ta có thể gặp khó khăn với những cuộc trò chuyện nhỏ, xây dựng mạng lưới quan hệ, khuấy động không khí và các hình thức giao tiếp hời hợt khác (đặc biệt là với người lạ). Bởi vì mỗi hình thức giao tiếp này đều rất mệt mỏi. Chúng ta cần rất nhiều năng lượng và sự tập trung để điều hướng những tương tác này.
Và khi chúng ta bị cuốn vào chúng quá thường xuyên, điều này có thể dẫn đến cảm giác nôn nao đáng sợ của những người hướng nội. Rồi do tất cả trở nên quá áp lực, chúng ta sẽ thường phải vào trạng thái “đăng xuất khỏi thế giới” trong một thời gian, thậm chí có thể là một thời gian dài.
Nhưng vấn đề là, giao tiếp không chỉ là cuộc nói chuyện nhỏ hay khuấy động bầu không khí. Giao tiếp là thể hiện bản thân, tìm hiểu về người khác, tạo ra điều khác biệt và khám phá thế giới mà chúng ta đang sống. Một khi nhìn nhận dưới góc độ này, chúng ta có thể thấy rằng bất chấp các định kiến cố hữu, người hướng nội đánh giá cao sự giao tiếp thực tế (giao lưu trực tiếp) — thậm chí có thể hơn cả người hướng ngoại.
Giao tiếp là thể hiện bản thân, tìm hiểu về người khác, tạo ra điều khác biệt và khám phá thế giới mà chúng ta đang sống. Người hướng nội cũng không hề ghét giao tiếp đâu nha. Tham khảo ngay Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để tìm thấy sự thú vị từ những cuộc trò chuyện bạn nhé!
Tại sao người hướng nội coi trọng giao tiếp hơn mọi người nghĩ?
1. Chúng ta khao khát những kết nối có ý nghĩa… với những người trong vòng thân cận của chúng ta
Không có gì bí mật khi người hướng nội thà có một vài mối quan hệ thân thiết hơn là có hàng trăm người quen. Vì các tương tác xã hội làm cạn kiệt năng lượng của chúng ta, nên chúng ta thường cẩn trọng với những người mà chúng ta muốn dành thời gian cho họ. Hầu hết những người hướng nội hoàn toàn hài lòng với vòng tròn kết nối bên trong của họ: Một nhóm nhỏ gồm những người bạn thân và gia đình.
Và có một cảm giác tự do đi kèm với việc duy trì vòng tròn thân thiết đó. Trò chuyện dễ dàng hơn, thậm chí là nói chuyện phiếm, vì mọi người đã “hiểu” nhau rồi. Áp lực thường đi kèm với việc giao tiếp xã hội sẽ tan biến. Chúng ta có thể cởi mở và là chính mình, không có giới hạn nào ngăn cách.
Trong xã hội này, nhiều người hướng nội đóng vai trò là người bạn tâm giao. Nhờ sở thích lắng nghe hơn là nói, cũng như bản chất biết đồng cảm, đây là một sự phù hợp tự nhiên. Chúng ta chấp nhận những cuộc trò chuyện dễ xúc động, dễ bị tổn thương mà những người khác có thể sẽ tránh né. Và khi chúng ta tìm thấy một người khác cũng sẵn sàng chia sẻ, đó là lúc một tình bạn thực sự có thể nảy nở.
Mặc dù một số người sẽ thích những cuộc trò chuyện xoay quanh bản chất con người và những điều chưa biết về thế giới của chúng ta, nhưng không phải tất cả các cuộc thảo luận có ý nghĩa đều phải siêu triết học và sâu sắc.
Một số sở thích của những người khác đó là các cuộc trò chuyện về mục tiêu cuộc sống, ước mơ và sở thích thú vị hoặc khác thường. Thực sự, bất cứ điều gì mà cả hai bên có thể rời đi với sự hiểu biết tốt hơn về nhau cũng đủ để xoa dịu tâm hồn của một người hướng nội.
Khi chúng ta tìm thấy được vòng kết nối thân cận của mình, người kiệm lời nhất cũng có thể trở nên sôi nổi và nói nhiều hơn. Ít nhất là điều này hiệu quả trong một thời gian ngắn. Chúng ta vẫn cần trở vào khu vực an toàn bên trong tâm hồn và dành một (hoặc vài ngày) để tái tạo lại năng lượng của mình. Nhưng chúng ta vẫn trông chờ sẽ có thêm lần sau nữa.
2. Giao tiếp không chỉ có nghĩa là nói chuyện
Xã hội “hướng ngoại” của chúng ta thường kết hợp giao tiếp với nói chuyện. Nhưng theo Merriam-Webster.com, định nghĩa về giao tiếp là “một quá trình thông tin được trao đổi giữa các cá nhân thông qua một hệ thống ký hiệu, dấu hiệu hoặc hành vi chung”.
Điều này có nghĩa là giao tiếp bao gồm viết lách, nghệ thuật, âm nhạc, ngôn ngữ cơ thể, tín hiệu xã hội, v.v… Nhờ khả năng sáng tạo tự nhiên của chúng ta, người hướng nội vượt trội trong những con đường nghệ thuật này.
Cho dù chúng ta mở thế giới nội tâm phong phú của mình ra thế giới thực bằng những màu sắc được sắp đặt cẩn thận trên tấm vải. Hay chúng ta tạo ra những thực tại thay thế cho bản thân và những người khác để trốn khỏi thực tế,… Những thứ này đều chứng mình chúng ta vẫn đang không ngừng cố gắng để hiểu và được hiểu.
Quan sát ngôn ngữ cơ thể và nắm bắt tín hiệu xã hội cũng là những hình thức giao tiếp vốn là thế mạnh tự nhiên của người hướng nội. Trên thực tế, theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học Yale, người hướng nội có thể quan sát và hiểu hành vi xã hội tốt hơn người hướng ngoại — một phẩm chất vô giá trong mọi tình huống.
Bởi vì những kỹ năng phi ngôn ngữ này đến với chúng ta một cách rất tự nhiên, nên có thể khó mà xem chúng là điểm mạnh thực sự của ta. Nhưng chúng vẫn là những điểm mạnh – những lợi thế.
Khi thế giới chấp nhận sự thực rằng giao tiếp không chỉ là nói, thì rõ ràng những người hướng nội là những người có năng khiếu đặc biệt, chứ không phải “kỳ quặc” hay “những kẻ cô độc”. Và nó bắt đầu với chúng ta.
Hãy chấp nhận những khả năng có sẵn để thể hiện bản thân, kết nối với những người khác và tạo ra sự khác biệt. Cùng lúc đó, chúng ta có thể tiếp tục phát huy thế mạnh của mình và trung thực với bản tính trầm lặng của mình.
Như vậy chúng ta đã hiểu được sự thực là người hướng nội không hề ghét giao tiếp như định kiến cố hữu. Trong kì sau, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu thêm những lý do chứng minh cho sự thực thú vị này bạn nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show
Bạn là người hướng nội và đang tìm kiếm những hướng dẫn hữu ích để giao tiếp hiệu quả hơn? Tham khảo ngay Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để biến những cuộc trao đổi thường ngày trở nên thật ấn tượng và ý nghĩa.
Bài viết tham khảo tại: Why Introverts Value Communication More Than People Think – Introvert, Dear