SỐNG NHƯ MỘT NGƯỜI NGHỆ SĨ
William Faulkner đã từng mô tả việc viết một cuốn sách như thế này:
“Hãy tạo ra một nhân vật trong tâm trí bạn. Khi nhân vật đã ở trong tâm trí bạn và bắt đầu trở nên sống động, thì tự khắc nó sẽ biết hoạt động và làm việc. Tất cả những gì bạn cần làm lúc đó chỉ là phi nước kiệu theo đằng sau và ghi lại những gì nhân vật đó đã làm, đã nói.”
Không giống như một số tiểu thuyết gia, Faulkner khẳng định rằng ông không biết cuốn sách của mình sẽ ra sao khi bắt đầu viết. Các nhân vật ông tạo ra và các tình huống đặt nhân vật vào đều có cuộc sống của riêng họ. Có một sự thật cố hữu đối với quá trình này, bất chấp cách chúng ta thường nghĩ về những nhà nghệ thuật thiên tài. Trí tưởng tượng của họ xuất hiện song song cùng công việc sáng tác chứ không phải được đúc sẵn.
Một số người may mắn (hoặc có thể đó là bất hạnh) để có một sự nghiệp đã được lắp ghép hoặc một cuộc sống đúc sẵn. Họ biết những gì họ muốn hoặc ít nhất là nghĩ rằng họ sẽ làm.
Ví dụ như họ nói muốn trở thành một bác sĩ, nên họ chuẩn bị vào đại học. Họ học hành chăm chỉ, đạt điểm cao và được nhận vào một trường y khoa danh tiếng. Sau đó, họ có một nơi cư trú được đảm bảo, đàng hoàng và dành cả cuộc đời làm một bác sĩ. Có rất nhiều điều để nói về loại kế hoạch trọng điểm đó. Nó có thể có nghĩa là một sự nghiệp vô cùng bổ ích, cả về tài chính và tâm lý.
Không có sự nghiệp hay cuộc sống khuôn mẫu
Cuộc đời của mỗi người chúng ta chắc chắn sẽ có những chuyển biến khác nhau. Và chúng ta không thể có một cuộc sống “được đúc sẵn” để cứ thế mà đi theo.
Chúng ta không biết những gì mình muốn, những gì mình thích, những gì mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Mọi thứ đều xuất phát từ những lựa chọn mà ta đưa ra, đi kèm với nó là những sự việc phát sinh từ lựa chọn đó. Từ đấy ta sẽ học được cách sống cùng lựa chọn và điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
Ta tìm ra những gì mình muốn không phải từ việc tra cứu nó trong một cuốn sách hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Chúng ta tìm được những điều đó từ kinh nghiệm thực tế hàng ngày. Và cho đến khi ta có đủ trải nghiệm để cảm nhận được việc khoác lên mình một bản sắc cụ thể là như thế nào. Lúc đó, ta sẽ thật sự bắt đầu cuộc sống như một người nghệ sĩ.
Chúng ta có thể nghĩ về câu chuyện của cuộc đời mình theo cách này không? Là một thứ gì đó ta tạo ra với nhận thức rằng kết quả hầu như sẽ không nằm trong tầm kiểm soát của mình?
Việc tỉnh táo để nhận định rằng bạn không thể kiểm soát, không có nghĩa là sống mà không lập kế hoạch. Điều này đơn giản có nghĩa là: Có khả năng bạn sẽ cần điều chỉnh lại hành trình cuộc đời mình sau khi bạn học được điều gì đó từ các trải nghiệm trong cuộc sống.
Điều này tương tự như khi bạn trượt xe trên con đường băng giá. Phản ứng tự nhiên của bạn là cố giành lại quyền kiểm soát xe và quay bánh lái trở lại nơi bạn muốn hoặc nhấn phanh thật mạnh. Nhưng những hành động đó thường làm cho vết trượt tồi tệ hơn.
Đôi khi, tốt hơn hết là bạn chỉ cần nhấc khỏi chân ga và để xe tự đứng vững trở lại.
Sống cởi mở để khám phá về thế giới và bản thân
Sống như một người nghệ sĩ có nghĩa là cởi mở để khám phá về thế giới và về bản thân
Những nghiên cứu của nhà giáo dục Lorne Buchman trong cuốn sách Make to know đã chỉ ra điều này. Rằng các nhà thơ, nhà điêu khắc, tiểu thuyết gia và nhà soạn nhạc đều tìm hiểu về những gì họ đang tạo ra trong quá trình tạo ra nó. Các nghệ sĩ thường không biết họ sẽ tạo ra cái gì. Họ làm nghệ thuật để biết về kết quả của những gì họ đang lên kế hoạch. Buchman đã trích lời Picasso rằng:
“Để biết bạn sẽ vẽ gì, bạn phải bắt đầu vẽ.” (Picasso)
Và điều này tương tự với cuộc sống thực tế.
Một khía cạnh thực tế của việc sống như một nghệ sĩ gắn liền với tính tùy chọn. Một trong những lời khuyên hay nhất mà tôi từng nghe là tầm quan trọng của việc nói “không”. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ thấy mình bị sa lầy bởi quá nhiều cam kết, lãng phí thời gian cho những nhiệm vụ tầm thường. Và điều này dẫn đến việc bạn không đạt được điều mình quan tâm nhất. Bạn sẽ không thể thực hiện được các kế hoạch của mình – vì bạn luôn bị chệch hướng.
Nhưng chuyện gì cũng có hai mặt, đây cũng có thể là một trong những lời khuyên tồi tệ nhất. Nếu bạn luôn luôn hoặc thường xuyên nói không, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Đó có thể là cơ hội kết nối với những người bạn tốt, khám phá điều gì đó đặc biệt hoặc thậm chí là quý giá.
Hãy thử đồng ý làm những việc rõ ràng không đáng nhưng có cơ hội mở rộng tầm nhìn, trải nghiệm, kết nối của bạn. Khi làm như vậy, bạn sẽ học được nhiều điều thông qua trải nghiệm. Và còn được hiểu thêm về bản thân mình, rằng bạn thích gì và bạn thấy điều gì có ý nghĩa.
Hầu hết những thành tích đáng tự hào nhất của tôi đều đến từ việc đồng ý đối mặt với những thử thách, những điều mới mẻ. Những điều thoạt nhìn có vẻ không phù hợp với con người tôi hoặc kế hoạch từ trước của tôi. Một số cuộc trò chuyện khó quên nhất mà tôi từng có trong đời đó là khi tôi chỉ ở đó để lắng nghe. Đó là khi tôi không có kế hoạch về những gì mình sẽ đạt được trong cuộc trò chuyện.
Chọn lọc và tạo ra những trải nghiệm cho riêng mình
Sống như một nghệ sĩ không có nghĩa là bạn không bao giờ lên kế hoạch hay bạn ngồi đó và chờ cuộc đời cuốn mình đi. Điều đó có nghĩa là tương tác tùy ý một cách có chọn lọc với những trải nghiệm của riêng mình.
Tất cả chúng ta đều biết rằng mình thực sự không thể lên kế hoạch chi tiết cho cuộc đời mình như lên kế hoạch cho một hành trình. Bởi cuộc sống vốn dĩ tràn ngập bất ngờ. Điều quan trọng là ta có thể tùy ý đương đầu với những bất ngờ, thất bại, những niềm vui, kể cả những thứ khiến mình vấp ngã.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Cùng 9soul tìm hiểu nhiều kiến thức hay và thú vị hơn nữa thông qua các bài viết Nuôi dưỡng tâm hồn nhé! Thương mời bạn ghé xem các video chữa lành tâm hồn tại 9show
Nếu bạn có niềm đam mê với nghệ thuật và muốn có một không gian thảnh thơi để bày tỏ tâm hồn thơ mộng Nghệ sĩ bé – đây là nơi dành cho bạn.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn phản ứng tốt ở nhiều tình huống bất ngờ trong cuộc sống. Tham khảo Khóa học Public Speaking – Thuyết phục và Cảm xúc để tìm hiểu về phương pháp giao tiếp thật linh hoạt và thoái mái bạn nhé!
Bài viết tham khảo tại: Why This Economist Thinks You Should Live Like An Artist – Time